Chế độ ngày nghỉ đèn đỏ mà nhất định lao động nữ nên biết để tránh mất quyền lợi
Chế độ ngày nghỉ đèn đỏ cho người lao động nữ là một trong những quy định của bộ luật lao động năm 2019. NLĐ cần lưu ý để tránh bỏ lỡ quyền lợi hoặc bị công ty xâm phạm quyền lợi mà không biết.Bài viết dưới đây của eBHXH sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Thời gian được nghỉ theo chế độ đèn đỏ của lao động nữ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Quy định này giúp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người phụ nữ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã nêu rõ về thời gian nghỉ chế độ đèn đỏ của LĐ nữ như sau:
- Thời gian nghỉ ngày đèn đỏ là 30 phút/ngày và số ngày theo thỏa thuận nhưng tối thiểu là 3 ngày/tháng (*)
Số ngày nghỉ đèn đỏ được người lao động nữ và đơn vị sử dụng lao động thỏa thuận trên nguyên tắc đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu sử dụng của người lao động.
- Thời điểm bắt đầu nghỉ chế độ đèn đỏ do người lao động thông báo trước với người sử dụng lao động.
Người lao động có thể xin đi làm muộn hoặc về sớm 30 phút hoặc nghỉ 30 phút giữa giờ trong thời gian làm việc để thuận tiện nếu tình trạng sức khỏe không đảm bảo. Lao động nữ có thể linh hoạt thời gian xin nghỉ hưởng chế độ đèn đỏ nếu được người lao động đồng ý.
Thủ tục xin nghỉ chế độ đèn đỏ cho lao động nữ rất đơn giản, NLĐ chỉ cần thông báo trước với doanh nghiệp để được bố trí lịch nghỉ phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại nơi làm việc.
NLĐ có thể viết đơn, gửi email, gọi điện, nhắn tin hoặc xin phép trực tiếp người sử dụng lao động về việc xin hưởng chế độ ngày đèn đỏ.
Để tránh những tranh chấp về quyền lợi sau này, bạn cũng nên lưu lại bằng chứng rằng mình đã gửi thông báo đến NSDLĐ và nhận được sự đồng ý của họ.
Người lao động được nhận đủ lương khi nghỉ theo chế độ đèn đỏ
Trong thời gian lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày vẫn được ghi nhận đầy đủ lương của ngày đó mà không cần phải làm bù cho thời gian đã nghỉ.
Trường hợp lao động nữ không nghỉ trong những ngày được hưởng chế độ đèn đỏ mà vẫn làm đủ số giờ làm việc mỗi ngày thì sẽ được trả thêm khoản tiền lương tương ứng với khoảng thời gian mà đáng lẽ lao động nữ được nghỉ.
Số tiền NLĐ được trả thêm được tính theo công thức sau:
Tiền lương trả cho thời gian không nghỉ khi hành kinh = Tiền lương theo công việc của ngày làm việc đó / Tổng số giờ làm việc bình thường * 0,5 giờ nghỉ mỗi ngày trong thời gian hành kinh * Số ngày được nghỉ khi hành kinh (*)
Người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính nếu vi phạm chế độ ngày nghỉ đèn đỏ của NLĐ
Có 2 vi phạm phổ biến nhất hiện nay liên quan đến vi phạm chế độ ngày đèn đỏ mà nhiều doanh nghiệp đang mắc phải:
- Không cho NLĐ nghỉ chế độ ngày đèn đỏ
- Không thanh toán thêm tiền cho NLĐ làm đủ số giờ của những người đèn đỏ.
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu đơn vị không cho NLĐ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh. (Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác)
Ngoài ra, người sử dụng còn buộc phải trả đủ số tiền lương cho NLĐ tương ứng với thời gian LĐ nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh.
- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu đơn vị không trả đủ tiền làm thêm cho NLĐ nữ trong những ngày nghỉ đèn đỏ.
Trên đây là những nội dung liên quan đến quyền lợi, chế độ ngày nghỉ đèn đỏ của người lao động nữ. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích với Quý độc giả.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HopLTT