Chế độ cho người già (người cao tuổi) không có lương hưu
Đối với những người đóng bảo hiểm xã hội, khi về già sẽ có có khoản lương hưu và trợ cấp để trang trải chi phí cuộc sống. Tuy nhiên, với những người cao tuổi không có lương hưu thì có khoản trợ cấp nào không? Chế độ cho người già không có lương hưu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi: "Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên."
Theo như quy định trên, người cao tuổi là người đáp ứng đồng thời đủ 2 điều kiện:
- Là công dân Việt Nam;
- Từ đủ 60 tuổi trở lên.
Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm người cao tuổi và người già. Thực chất, khái niệm người già chỉ là cách thông thường mọi người gọi một người đã nhiều tuổi. Đây cũng là nội dung được đề cập tại Bộ Luật hình sự năm 2015. Tuy nhiên, sau khi Bộ luật hình sự được sửa đổi năm 2017 đã thay thế “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên”.
Chế độ cho người già (người cao tuổi) không có lương hưu
Căn cứ theo nội dung Khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
- Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (1)
+ Người cao tuổi từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc trường hợp (1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp (1) mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009:
Căn cứ Điều 17 Luật Người cao tuổi năm 2009 có quy định về người cao tuổi, trên 80 tuổi sẽ được hưởng chế độ trợ cấp như sau:
- Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp nêu trên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì những đối tượng người cao tuổi nêu trên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định đối tượng tham gia BHYT. Theo đó, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng thuộc nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng.
Như vậy, người cao tuổi không hưởng lương hưu thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng sẽ được cấp BHYT miễn phí.
Mức hưởng trợ cấp đối với người cao tuổi không có lương hưu
Căn cứ theo nội dung Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
STT |
Đối tượng người cao tuổi |
Hệ số |
Mức trợ cấp (đồng/tháng) |
1 |
- Từ 60 - 80 tuổi. - Thuộc hộ nghèo; - Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; |
1,5 |
540.000 |
2 |
- Đủ 80 tuổi trở lên; - Thuộc hộ nghèo; - Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; |
2,0 |
720.000 |
3 |
- Từ đủ 75 - 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; - Không thuộc các trường hợp (1) và (2); - Sống ở xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; |
1,0 |
360.000 |
4 |
- Từ đủ 80 tuổi trở lên; - Không thuộc trường hợp (1) và (2); - Không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. |
||
5 |
- Thuộc hộ nghèo; - Không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng; - Không có điều kiện sống ở cộng đồng; - Đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. |
3,0 |
1.080.000 |
Theo nội dung trên, đối với người cao tuổi không hưởng lương hưu sẽ có mức chuẩn trợ giúp xã hội áp là 360.000 đồng/tháng.
Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi
Căn cứ theo nội dung Khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng. Theo đó, hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
- Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
- Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với người cao tuổi không có lương hưu sẽ áp dung mẫu số 1d Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Trên đây là chi tiết quy về chế độ cho người già (người cao tuổi) không có lương hưu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về các chế độ đối với người già có lương hưu.