Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH năm 2022

Hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH năm 2023

Theo quy định tại Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên, vì một số lý do khiến một số đơn vị, doanh nghiệp chưa kịp nộp tiền BHXH, BHTN, BHYT cho cơ quan BHXH. Việc chậm nộp BHXH, doanh nghiệp sẽ có thể bị phạt và phải đóng thêm tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT. Vậy, tiền lãi chậm đóng BHXH được tính thế nào? Hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN năm 2023.

1. Quy định về vi phạm chậm đóng BHXH

Hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH năm 2022

Quy định về vi phạm chậm đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 17, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nghiêm cấm hành vi chậm đóng tiền BHXH, BHTN.

Bên cạnh đó, cũng tại Khoản 3, Điều 122, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc xử lý với hành vi chậm đóng BHXH. Cụ thể:

“Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng…”

Theo đó, doanh nghiệp khi đóng chậm tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN từ 30 ngày trở lên sẽ phải đóng đủ số tiền nộp chậm đóng và phải đóng thêm khoản tiền lãi chậm đóng BHXH. Số tiền lãi được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị không thực hiện việc đóng tiền BHXH chậm đóng và tiền lãi chậm đóng thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền mà đơn vị chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A chọn đóng BHXH hằng tháng. Thời hạn chậm nhất phải nộp BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN là ngày cuối cùng của tháng.

Ví dụ tháng 04/2023 thì doanh nghiệp A phải nộp BHXH chậm nhất là ngày 30/04/2023.

- Nếu từ ngày 01/05/2023 đến hết ngày 01/06/2023, doanh nghiệp A nộp tiền đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của tháng 04 thì không bị tính lãi lãi chậm đóng.

- Từ ngày 02/06/2023, doanh nghiệp A mới nộp các loại bảo hiểm nêu trên cho tháng 04/2023 thì đơn vị phải đóng số tiền lãi chậm đóng.

2. Hướng dẫn cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH năm 2023

Hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH năm 2022

Hướng dẫn cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH năm 2023

Căn cứ theo quy định tại Điều 37, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN mà đơn vị chưa đóng.

Phương thức tính lãi chậm đóng BHXH là ngày đầu hằng tháng. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN sẽ được tính theo công thức sau:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)

Trong đó:

- Lcđi: là số tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

- Pcđi: là số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng).

- k: là lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%).

* Các xác định Pcđi

Pcđi được xác định theo công thức sau:

Pcđi = Plki - Spsi (đồng)

- Plki: là tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

- Spsi: là số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp. Spsi được xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 3 tháng hoặc 6 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* Cách xác định k

- Biến k là lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%) được xác định như sau:

+ Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, “k” được tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

+ Đối với BHYT, “k” được tính bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì “k” được tính áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

3. Lãi suất chậm đóng BHXH năm 2023

Hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH năm 2022

Lãi suất chậm đóng BHXH năm 2023

Căn cứ Thông báo số 83/TB-BHXH ngày 12/01/2023 của BHXH Việt Nam về lãi suất đầu tư bình quân và lãi suất thị trường liên ngân hàng: 

- Mức lãi suất đầu tư bình quân trong năm 2022 là 4,19%/năm;

- Mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử ngày 30/12/2021 là 9,61%/năm.

Bên cạnh đó, căn cứ theo nội dung mức lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN và Bảo hiểm tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) áp dụng kể từ ngày 01/01/2023 (theo Thông báo số 47/TB-BHXH ngày 17/01/2023) như sau:

- Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 0,6984 %/ tháng

- Lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHYT là 1,6016 %/ tháng

Như vậy các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm về việc chậm đóng BHXH sẽ căn cứ vào mức lãi suất trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN và BHYT tương ứng với trường hợp của mình.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X đóng BHXH theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 3/2023, doanh nghiệp X còn nợ số tiền đóng BHXH như sau:

- BHXH, BHTN: 70 triệu đồng,

- BHYT: 15 triệu đồng;

Đến ngày 30/3/2023, doanh nghiệp X mới đóng BHXH, BHTN, BHYT trong đó số tiền đóng BHXH là 35 triệu đồng, số tiền đóng BHYT là 7.5 triệu đồng.

Đến ngày 5/4/2023 tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT như sau:

- Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là: (70 triệu - 35 triệu) x 0,6984 % = 244.440 (đồng)

- Tiền lãi chậm đóng BHYT là: (15 triệu – 7,5 triệu) x 1,606 % = 120.450 (đồng)

Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN thu thêm của doanh nghiệp X tại thời điểm nộp ngày 02/3/2022 là: 256.060 + 40.755 = 296.815 (đồng)

Căn cứ vào cách tính tiền lãi chậm đóng BHXH được chia sẻ trên đây, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tính được tiền lãi chậm đóng BHXH của doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp cần tính toán kỹ mức tiền lãi chậm đóng BHXH để đảm bảo không bị thiệt hại trong trường hợp cần vốn đầu tư hoặc chi cho các công việc khác quan trọng hơn.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022

Hệ số lương là gì? Những thông tin cần biết về hệ số lương

[Cập nhật] Chi tiết mức lương tối thiểu vùng 2022 theo quy định hiện hành

HaTT_TT

Tin tức liên quan
Đang tải...