Bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2024
Bảo hiểm xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an sinh của nhà nước. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định đóng bảo hiểm xã hội ra sao? Hãy cùng EFY-eBHXH tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, Bảo hiểm xã hội được định nghĩa cụ thể như sau:
“ 1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ”.
Như vậy, có thể thấy bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh rất hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Người tham gia sẽ được hưởng một số quyền lợi, bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, hết tuổi lao động.
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, Có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay, tùy theo từng nhóm đối tượng là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Với mỗi hình thức tham gia, người đóng bảo hiểm sẽ được hưởng các chế độ và quyền lợi khác nhau.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Một số trường hợp người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Vậy, khi nào người lao động không phải đóng BHXH? Cùng eBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ theo điểm 4, 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 quy định về các trường hợp người lao động không bắt buộc phải đóng BHXH bắt buộc:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH bắt buộc tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH;
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT;
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp và người lao động không phải đóng BHXH và thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính thời gian đóng BHTN, đồng thời được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Quy định đóng bảo hiểm xã hội
Hiểu rõ quy định đóng bảo hiểm xã hội rất cần thiết đối với người lao động. Pháp luật hiện nay có quy định:
- Theo khoản 3 Điều 85 luật bảo hiểm xã hội quy định:" Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó."
- Theo Khoản 5 Điều 42 quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: “ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT”
Tóm lại, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội hay không phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc.
Mức đóng bảo hiểm xã hội 2023
Tùy thuộc vào loại hình BHXH tham gia mà người lao động sẽ đóng bảo hiểm theo các tỷ lệ khác nhau cũng như được hưởng các chế độ và quyền lợi khác nhau:
Người lao động và người sử dụng lao động cùng phải đóng BHXH tuân theo một số tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở tiền lương của người lao động.
Lưu ý, đối với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn 0,3%
Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện sẽ được tự chọn mức thu nhập để đóng BHXH, cụ thể:
Mức đóng BHXH tự nguyện/ tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH - Số tiền nhà nước hỗ trợ đóng ( nếu có )
Từ ngày 01/01/2018, Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo % trên mức đóng BHXH hàng tháng trong một số trường hợp sau:
- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Đối với BHXH bắt buộc:
Người lao động sẽ được đóng bảo hiểm xã hội thông qua người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động sẽ đóng BHXH theo phương thức sau:
- Đóng hằng tháng.
- Trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.
Đối với BHXH tự nguyện:
Người lao động đóng BHXH tự nguyện được lựa chọn các hình thức đóng sau đây:
- Đóng hằng tháng
- Đóng 03 tháng một lần
- Đóng 06 tháng một lần
- Đóng 12 tháng một lần
- Đóng một lần cho nhiều năm, tối đa 5 năm 1 lần
- Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đủ điều kiện, đủ tuổi để nhận lương hưu. Nếu thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng thêm cho đủ 20 năm.
Như vậy, qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu về khái niệm bảo hiểm xã hội là gì cũng như các quy định về đóng bảo hiểm xã hội.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: