Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Người lao động bị ngừng việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng sẽ được hỗ trợ số tiền lên đến 3 triệu đồng/người. Vậy để nhận được tiền hỗ trợ, người lao động cần đảm bảo điều kiện nào? Mức hỗ trợ là bao nhiêu? Trong trường hợp người lao động đáp ứng đủ điều kiện nhận hỗ trợ thì cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Ngày 16/01/2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm. Cụ thể, đối tượng, mức hỗ trợ, hồ sơ, thủ tục do giảm thời làm việc, ngừng việc được quy định như sau:

1. Đối tượng được nhận hỗ trợ

Đoàn viên, người lao động làm việc theo HĐLĐ tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần/tháng (không tính trường hợp giảm giờ làm thêm), bị ngừng việc từ 14 ngày trở lên hoặc phải tạm hoãn hợp đồng lao động, bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, hợp tác xã bị cắt giảm đơn hàng trong thời gian từ 01/10/2022 – 31/03/2023 đồng thời có thu nhập của tháng bất kỳ thấp hơn hoặc bằng lương tối thiểu vùng.

2. Trình tự, thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Nhóm 1: Người lao động bị giảm thời gian làm việc, bị ngừng việc

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Người lao động bị giảm thời gian làm việc, bị ngừng việc

Mức hỗ trợ

- Người lao động là đoàn viên hoặc người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ 35 tuổi trở lên đang mang thai, đang nuôi con đẻ/con nuôi/ chăm sóc thay thế trẻ chư đủ 6 tuổi: 1.000.000đ/ người

- Người lao động không là đoàn viên: 700.000đ/ người

Hồ sơ, giấy tờ bao gồm

- Danh sách đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động. (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ).

- Bảo sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp lại thời gian làm việc sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm hàng ngày, hàng tuần

- Với người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ 35 tuổi trở lên đang mang thai, đang nuôi con đẻ/con nuôi/ chăm sóc thay thế trẻ chư đủ 6 tuổi thì cần chuẩn bị thêm 1 trong những giấy tờ sau:

+ Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai

+ Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ em

+ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

+ Quyết định giao nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền

Trình tự thủ tục

Bước 1: Trước ngày 15 hàng tháng, công đoàn cơ sở chủ động lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp để gửi công đoàn cấp trên trực tiếp.

- Thời hạn giải quyết hồ sơ chậm nhất ngày 31/03/2023

Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định, trình Công đoàn cấp tỉnh.

- Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo công tác chi trả

- Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Trường hợp không phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Bước 4: Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp tỉnh phối hợp với doanh nghiệp chi trả tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.

- Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ.

- Hình thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Bước 5: Công đoàn cơ sở gửi danh sách ký nhận hỗ trợ hoặc chứng từ chứng minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp.

- Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.

Nhóm 2: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương

Mức hỗ trợ

- Người lao động là đoàn viên hoặc người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ 35 tuổi trở lên đang mang thai, đang nuôi con đẻ/con nuôi/ chăm sóc thay thế trẻ chư đủ 6 tuổi: 2.000.000đ/ người

- Người lao động không là đoàn viên: 1.400.000đ/ người

Hồ sơ, giấy tờ bao gồm:

- Danh sách đoàn viên, người lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng có xác nhận của công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động. (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ).

- Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương của đoàn viên, người lao động.

- Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng dẫn đến phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương với đoàn viên, người lao động.

- Với người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ 35 tuổi trở lên đang mang thai, đang nuôi con đẻ/con nuôi/ chăm sóc thay thế trẻ chư đủ 6 tuổi thì cần chuẩn bị thêm 1 trong những giấy tờ sau:

+ Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai

+ Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ em

+ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

+ Quyết định giao nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền

Trình tự thủ tục

Bước 1: Trước ngày 15 hằng tháng, công đoàn cơ sở chủ động lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp để gửi công đoàn cấp trên trực tiếp

Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/03/2023.

Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thẩm định, trình Công đoàn cấp tỉnh

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của công đoàn cơ sở.

Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo công tác chi trả

- Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Trường hợp không phê duyệt, Công đoàn cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cấp tỉnh phối hợp với doanh nghiệp chi trả tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.

- Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ.

- Hình thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Bước 5: Công đoàn cơ sở gửi danh sách ký nhận hỗ trợ hoặc chứng từ chứng minh đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp.

- Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động.

Nhóm 3: Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho người lao động bị mất việc, giảm giờ làm

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hỗ trợ

- Người lao động là đoàn viên hoặc người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ 35 tuổi trở lên đang mang thai, đang nuôi con đẻ/con nuôi/ chăm sóc thay thế trẻ chư đủ 6 tuổi: 3.000.000đ/ người

- Người lao động không là đoàn viên: 2.100.000đ/ người

Hồ sơ, giấy tờ bao gồm:

- Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ)

- Bản sao một trong các giấy tờ sau:

+ Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành cống việc theo hợp đồng lao động

+ Quyết định thôi việc

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm đứt hợp đồng lao động

- Bản sao sổ BHXH hoặc giấy xác nhận của Cơ quan quan BHXH về việc tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp

- Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động

- Với người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ 35 tuổi trở lên đang mang thai, đang nuôi con đẻ/con nuôi/ chăm sóc thay thế trẻ chư đủ 6 tuổi thì cần chuẩn bị thêm 1 trong những giấy tờ sau:

+ Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai

+ Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của trẻ em

+ Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

+ Quyết định giao nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền

Trình tự thủ tục

Bước 1: Người lao động gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

Nơi nhận: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi chấm dứt hợp đồng lao động.

Bước 2: Công đoàn tiếp nhận hồ sơ gửi tới Công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Thời hạn thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến đoàn viên, người lao động thẩm định và phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo chi trả kinh phí hỗ trợ.

- Thời hạn phê duyệt: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Thời hạn chi trả tiền: 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Công đoàn cấp trên trực tiếp nơi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động chuyển kinh phí hỗ trợ tới đoàn viên, nguời lao động. Trong trường hợp không phê duyệt, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối với đoàn viên và người lao động

Bước 4: Công đoàn cấp tỉnh lập danh sách ký nhận hỗ trợ hoặc tập hợp chứng từ chứng minh đã chuyển tiền hỗ trợ và lưu theo quy định.

- Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành chi trả hỗ trợ.

- Hình thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục nhận tiền hỗ trợ cho lao động mất việc, giảm giờ làm. Bảo hiểm xã hội điện tử EFY hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

  ✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hỗ trợ 700.000 – 3 triệu đồng cho người lao động mất việc, giảm giờ làm

Làm việc chưa đủ một năm, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc làm không?

Giải đáp: Mức lương để tính trợ cấp thôi việc là bao nhiêu?

HaTT

Tin tức liên quan
Đang tải...