Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Quy định về thanh tra bảo hiểm xã hội. Các trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội

Quy định về thanh tra bảo hiểm xã hội. Các trường hợp bị thanh tra bảo hiểm xã hội

Việc thanh tra bảo hiểm xã hội là hoạt động được diễn ra thường xuyên tại các doanh nghiệp nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Bài viết dưới đây của eBHXH sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Quy định về thanh tra BHXH

Quy định của pháp luật về thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay

Thanh tra bảo hiểm xã hội nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, xử lý hành vi vi phạm, đưa ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước.

Thanh tra BHXH với doanh nghiệp là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực (cụ thể là lĩnh vực bảo hiểm xã hội)

Hình thức thanh tra

- Thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt từ trước

- Thanh tra thường xuyên, theo kế hoạch hoặc đột xuất.

- Thanh tra thường xuyên được tiến hàng theo cơ sở chức năng nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

- Thanh tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp, các nhân có hành vi vi phạm pháp luật theo yêu cầu khiếu nại, tố cáo hay do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

Căn cứ để đưa ra quyết định thanh tra

- Căn cứ theo kế hoạch thanh tra

- Căn cứ theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước

- Phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

- Giải quyết yêu cầu khiếu nại, tố cáo.

Công khai kết luận thanh tra

- Kết luận sau quá trình thanh tra phải được công khai trừ một số trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

Hình thức công khai:

- Công bố tại cuộc họp gồm người ra quyết định thanh tra, đoàn thành tra, đối tượng bị thanh tra hoặc tổ chức họp báo.

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

- Đưa lên các trang điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

- Niêm yết tại trụ sở làm việc của đối tượng bị thanh tra

- Cung cấp theo yêu cầu của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải có trách nhiệm thực hiện công khai kết luận thanh tra và chọn ít nhất một trong các hình thức thanh tra được nêu ở trên.

2. Trường hợp nào bị thanh tra bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp bị thanh tra BHXH đột xuất khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật

Một số trường hợp tổ chức, doanh nghiệp bị thanh tra BHXH đột xuất bao gồm:

- Đơn vị bị cơ quan BHXH phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa khắc phục được trong thời hạn quy định

- Đơn vị chưa được  kiểm tra và có dấu hiệu vi phạm pháp luật về BHXH

- Doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm trong hơn 30 ngày sẽ bị thanh tra để tính lãi chậm đóng và bị xử lý vi phạm về hành vi chậm đóng.

- Doanh nghiệp có lao động nữ tham gia đóng BHXH từ 6 tháng đến 8 tháng mà sinh con cũng rất dễ bị thanh tra do nghi ngờ trục lợi từ BHXH.

3. Thanh tra bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để giải trình khi bị cơ quan nhà nước thanh tra BHXH, các doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động

- Hồ sơ cá nhân của toàn bộ lao động trong doanh nghiệp bao gồm sơ yếu lý lịch, đơn xin việc…)

- Danh sách trả lương và bảng thanh toán tiền lương hàng tháng có chữ ký cửa người lao động.

- Bảng chấm công

- Hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT. BHTN cho người lao động

- Hồ sơ điều chỉnh của cơ quan BHXH trong quá trình đóng bảo hiểm

- Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN

- Giấy tờ truy thu bảo hiểm (nếu có)

- Báo cáo tình hình sử dụng lao động

- Bản phô tô sổ BHXH của NLĐ

- Quyết toán thuế TNCN và thuế TNDN

Lưu ý, doanh nghiệp cần soát xét lại các hồ sơ trên theo đúng yêu cầu dưới đây:

- Xây dựng thang bảng lương theo từng nhóm đối tượng, thời gian nâng lương

- Hợp đồng lao động cần xếp đúng bậc lương theo thang bảng lương, các điều khoản đúng với quy định của pháp luật

- Bảng chấm công đúng luật về làm thêm giờ, làm ngày nghỉ lễ tết, nghỉ phép

- Quyết định liên quan đến các khoản phụ cấp phải đóng và không phải đóng BHXH.

- Bảng lương chi trả đúng theo lương cơ bản cộng với các khoản phụ cấp. Lưu ý tổng số lương các tháng phảng khớp bằng đúng báo cáo thuế TNCN.

- Số tiền lương, thưởng, phụ cấp của toàn bộ NLĐ của 12 tháng phải bằng đúng phát sinh của TK 334 đã báo cáo.

- Số lượng nhân viên trên bảng công, bảng lương bằng đúng trên tờ khai thuế TNCN đã báo cáo.

4. Quy trình thanh tra BHXH của cơ quan nhà nước

Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các bước

Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội của cơ quan nhà nước được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Cán bộ thanh tra yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ

Bước 2: Cán bộ thanh tra so sánh các nội dung trong bảng công, bảng lương và hồ sơ báo cáo có trùng khớp nhau không.

Bước 3:  Kiểm tra ngày nghỉ phép của NLĐ có trả đúng và đủ theo từng đối tượng lao động không

Bước 4: Kiểm tra ngày nghỉ lễ tết có thực hiện đúng theo quy định không.

Bước 5: Kiểm tra việc làm thêm của doanh nghiệp có đúng quy định không? có trả đầy đủ lương làm thêm NLĐ không

Bước 6: Kiểm tra hợp đồng thời vụ của những người không tham gia đóng BHXH.

Bước 7: Kiểm tra hợp đồng thử việc

Bước 8: Kiểm tra hồ sơ lao động của từng người lao động

Bước 9: Kiểm tra thang bảng lương có đúng nhóm đối tượng, bậc lương hay không

Bước 10: Kiểm tra nội quy lao động

Bước 11: Kiểm tra bảng chấm công chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức

Bước 12: Kiểm tra các đối tượng không đóng BHXH bắt buộc xem có đúng họ thuộc nhóm đối tượng không phải đóng BHXH không?

Trên đây là những quy định về thanh tra BHXH, quy trình thực hiện thanh tra và những giấy tờ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị khi bị thanh tra BHXH tại cơ sở. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH lần đầu dành cho Doanh nghiệp và Người lao động

Thủ tục hồ sơ giảm mức đóng BHXH vào Quỹ TNLĐ-BNN bằng 0% đến 30/06/2022

Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật BHXH năm 2014

HopLTT

Tin tức liên quan
Đang tải...