Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Tạm ứng lương là gì? Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Tạm ứng lương là gì? Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Trong một số trường hợp, NLĐ cần xin tạm ứng một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước thời hạn thanh toán để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt. Vậy tạm ứng lương là gì? Quy định về việc tạm ứng lương cho NLĐ ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để có câu trả lời nhé.

1. Tạm ứng lương là gì?

Tạm ứng lương là một trong những chính sách phúc lợi của NLĐ

Ứng lương hay còn gọi là xin tạm ứng lương là việc NLĐ ứng một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước thời hạn mà công ty phải thanh toán.

Tạm ứng lương cũng là một trong những chính sách phúc lợi dành cho người lao động, hỗ trợ tài chính cho nhân viên trong trường hợp cần thiết để giải quyết khó khăn tài chính trước khi nhận được khoản tiền lương theo định kỳ.

Việc ứng lương không được khuyến khích do ảnh hưởng đến lưu động vốn và dòng tiền của người sử dụng lao động. Ứng trước lương cũng phải tuân thủ theo thỏa thuận giữa các bên và quy định của pháp luật.

Các trường hợp nhân viên được tạm ứng trước tiền lương gồm:

- Doanh nghiệp và NLĐ có thỏa thuận về việc tạm ứng tiền lương (không tính lãi)

- Nhân viên tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên

- Nhân viên nghỉ hàng năm mà chưa đến kỳ được trả lương

- Nhân viên hưởng lương theo sản phẩm, khoán nếu công việc phải làm trong nhiều tháng.

- Nhân viên bị tạm đình chỉ công việc.

Mức tiền tạm ứng lương và thời gian tạm ứng lương phụ thuộc vào sử thỏa thuận giữa NLĐ và đơn vị sử dụng lao động nhưng không được vượt quá 1 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Doanh nghiệp không được tính lãi khoản tiền mà người lao động tạm ứng theo thỏa thuận.

2. Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Quy định về tạm ứng lương cho nhân viên

Việc tạm ứng lương ngoài ngoài việc phụ thuộc vào thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động thì còn tuân thủ theo Điều 97, Điều 101 và Khoản 5 Điều 113 Bộ luật lao động 2019.

- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện thỏa thuận giữa 2 bên và không bị tính lãi.

- Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương. Trong khoản 2 điều 101 của bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động bắt buộc phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ đó tạm nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 1 tháng theo hợp đồng lao động và sau đó NLĐ phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ sẽ không được tạm ứng tiền lương.

- Trường hợp nghỉ phép hàng năm, NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương những ngày nghỉ của mình.

- NLĐ được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc nếu công việc đó làm trong nhiều tháng. Số tiền tạm ứng lương được tính theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

3. Hướng dẫn cách tính số tiền tạm ứng lương phù hợp

Để tính toán được số tiền xin tạm ứng lương phù hợp, bạn cần xét đến một số yếu tố như:

- Mức lương căn bản

- Số ngày công đi làm thực tế trong tháng

- Tỷ lệ tạm ứng tại doanh nghiệp

- Mức tiền tạm ứng tối đa theo quy định của pháp luật

Số tiền tạm ứng = Mức lương căn bản x Số công đi làm trong tháng x tỷ lệ tạm ứng.

Lưu ý số tiền tạm ứng không được vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật.

Để tạm ứng lương, bạn cần làm mẫu đơn xin tạm ứng, ghi rõ thông tin cá nhân, số tiền cần tạm ứng, lý do tạm ứng, ngày dự kiến nhận lương và xin phép người có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được tiền tạm ứng từ kế toán, bạn ký phiếu chi và giữ lại bản sao để làm bằng chứng cũng như số tiền tạm ứng này sẽ được trừ vào tháng lương kế tiếp.

4. Không cho nhân viên tạm ứng lương, công ty có bị phạt?

Công ty không tạm ứng lương cho nhân viên có thể bị xử phạt hành chính

Trong trường hợp NLĐ bị đình chỉ xin ứng lương mà người sử dụng lao động không thực hiện ứng lương cho nhân viên thì có thể bị phạt tiền như sau:

-  Phạt từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 - 10 NLĐ

-  Phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 - 50 NLĐ

-  Phạt từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 - 100 NLĐ

-  Phạt từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 - 300 NLĐ

-  Phạt từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ

Mức phạt trên là đối với người sử dụng lao động là cá nhân còn đối với người sử dụng lao động là tổ chức thì hành vi không tạm ứng đủ tiền lương cho NLĐ trong thời gian bị tạm đình chỉ sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt tương ứng với cá nhân.

Trên đây là quy định về tạm ứng lương cho nhân viên mới nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH lần đầu dành cho Doanh nghiệp và Người lao động

Thủ tục hồ sơ giảm mức đóng BHXH vào Quỹ TNLĐ-BNN bằng 0% đến 30/06/2022

Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật BHXH năm 2014

HopLTT

Tin tức liên quan
Đang tải...