Tạm đình chỉ công việc là gì? Quy định về các trường hợp tạm đình chỉ công việc
Trong quá trình làm việc, sản xuất không tránh khỏi những tình huống người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp thì người sử dụng lao động có thể tạm đình chỉ công việc của NLĐ để thuận lợi cho công tác xác minh. Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Tạm đình chỉ công việc là gì?
Căn cứ theo điều 128 của bộ luật lao động 2019 có đưa ra về tạm đình chỉ công việc:
Người sử dụng lao động có quyền đình chỉ công việc của NLĐ khi người lao động mắc phải những vi phạm có tình tiết phức tạp, nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, xác minh.
Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ đang bị xem xét tạm điều chỉnh công việc là thành viên.
Cần lưu ý, tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỷ luật lao động và cũng phải là thủ tục bắt buộc khi người lao động bị xử lý kỷ luật lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc là một giải pháp để tạo điều kiện cho việc xác minh chính xác vi phạm mà người lao động đã gây ra mà thôi.
Căn cứ theo khoản 1 điều 128 của bộ luật lao động năm 2019 có quy định:
Người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong một trường hợp là khi người lao động vi phạm nội quy lao động.
Bên cạnh đó thì tạm đình chỉ công việc của người lao động cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Hành vi vi phạm kỷ luật có tính chất phức tạp
- Nếu người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho công tác xác minh
- Chỉ được tạm đình chỉ công việc sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức người đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên.
Thời giảm tạm đình chỉ công việc người lao động tối đa bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 điều 128 của bộ luật lao động năm 2019, thời gian tạm đình chỉ công việc của NLĐ sẽ được xác định như sau:
- Đối với trường hợp thông thường tối đa là 15 ngày
- Đối với trường hợp đặc biệt tối đa là 90 ngày.
Khi hết thời gian trên thì người lao động phải được nhận trở lại làm việc. Nếu thời gian tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm 2, khoản 2 của nghị định 12/2022/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm đình chỉ công việc NLĐ quá thời hạn theo quy định của pháp luật. Đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, còn khi người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị phạt gấp đôi là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (Khoản 1 điều 6 nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, người lao động có được hưởng lương?
Căn cứ theo khoản 2 điều 128 bộ luật lao động 2019 quy định:
Người lao động khi bị đình chỉ công việc có quyền được tạm ứng tiền lương. Số tiền tạm ứng được tính bằng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công tác.
Sau khi hết thời gian tạm đình chỉ công việc thì tiền lương trong thời gian tạm đình chỉ sẽ được tính như sau:
- Nếu sau khi xác minh vi phạm mà không bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động được nhận đủ tiền lương theo thỏa thuận cho toàn bộ thời gian tạm đình chỉ công việc.
- Nếu sau khi xác minh vi phạm mà bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động sẽ không được trả lương mà còn phải trả lại toàn bộ số tiền đã tạm ứng trước đó.
Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan về tạm đình chỉ công việc. Thời gian tối đa cho phép tạm đình chỉ công việc cũng như mức tiền lương trong thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc. Hy vọng bài viết này sẽ có nhiều hữu ích cho các bạn độc giả.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: