Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH không?

Người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH không?

Số bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ quan trọng làm căn cứ để được giải quyết quyền lợi về BHXH sau. Tuy nhiên, nhiều người lao động nghỉ ngang bị công ty khó dễ về việc chốt sổ và trả sổ. Vậy người lao động tự ý nghỉ việc có tự chốt sổ BHXH được không?

1. Tự ý nghỉ việc có lấy được sổ bảo hiểm xã hội về không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động.

Người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH không?

Người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH không?

Quy định này không phân biệt là người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hay trái luật. Do đó, chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt thì người sử dụng lao động đều phải chốt sổ BHXH và trả lại sổ này cho người lao động.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan BHXH để xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao độn khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì dù người lao động tự ý nghỉ việc (nghỉ ngang) thì người lao động vẫn được nhận lại sổ BHXH sau khi doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục chốt sổ tại cơ quan BHXH.

Trường hợp doanh nghiệp không trả sổ BHXH lại cho người lao động thì có thể bị phạt từ 2 - 4 triệu đồng/người lao động không được trả sổ, tuy nhiên số tiền bị phạt tối đa không quá 75 triệu đồng (điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

2. Người lao động nghỉ ngang có tự đi chốt sổ bảo hiểm được không?

Người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH không?

Người lao động nghỉ ngang có tự đi chốt sổ bảo hiểm được không?

Theo Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, không quan tâm đến việc người đó chấm dứt hợp đồng đúng luật hay trái luật.

Vì thế, người lao động nghỉ tự ý nghỉ việc (nghỉ ngang) không thể tự chốt sổ BHXH mà phải nhờ đến công ty cũ chốt sổ. Tuy nhiên việc người lao động nghỉ ngang được coi là hành động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, vì thế, phía doanh nghiệp hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động phải bồi thường một khoản tiền trước khi doanh nghiệp thực hiện chốt sổ bảo hiểm cho người lao động đó.

Theo đó, căn cứ theo nội dung tại Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động các khoản tiền sau:

- Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước khi nghỉ việc.

- Hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu trước đó từng được cử đi học nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động.

Thời hạn thanh toán đối với các khoản tiền nêu trên là trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp do hỏa hoạn, thiên tai, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được kéo dài lên đến 30 ngày.

Ngoài việc phải bồi thường, người lao động nghỉ ngang cũng sẽ mất đi cơ hội hưởng trợ thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.

3. Công ty không trả sổ bảo hiểm do tự ý nghỉ việc, xử lý thế nào?

Dù người lao động nghỉ việc đúng luật hay tự nghỉ việc trái luật thì người lao động vẫn được chốt thời gian đóng BHXH và trả lại sổ BHXH để sau này tiếp tục tham gia BHXH ở công ty mới. Lúc này, nếu công ty lấy lý do người lao động tự ý nghỉ việc trái pháp luật mà cố tình không trả sổ BHXH thì người lao động có thể đòi lại sổ BHXH thông qua một trong các cách sau đây:

Người lao động tự ý nghỉ việc có chốt được sổ BHXH không?

Công ty không trả sổ bảo hiểm do tự ý nghỉ việc, xử lý thế nào?

Cách 1. Khiếu nại theo quy định

Căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội, đối với các tranh chấp liên quan đến sổ BHXH, NLĐ tiến hành khiếu nại như sau:

- Khiếu nại lần 1: Đến người sử dụng lao động.

Trường hợp người sử dụng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì NLĐ có thể thực hiện khiếu nại lần 2.

- Khiếu nại lần 2: Đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.

Cách 2. Tố cáo vi phạm.

Việc người sử dụng lao động giữ sổ BHXH của người lao động sau khi chốt thời gian đóng BHXH là hành vi vi phạm pháp luật, vì thế người lao động có thể tố cáo hành vi này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý vi phạm và đòi lại sổ bảo hiểm xã hội.

Cách 3: Khởi kiện đến Tòa án.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 và Khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có thể trực tiếp gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi lại sổ BHXH trong trường hợp công ty không chốt số và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trên đây là nội dung giải đáp về việc người lao động tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội? Theo đó, người lao động khi nghỉ ngang vẫn được chốt sổ và trả sổ BHXH.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Giải đáp thắc mắc: nghỉ 2 năm có lấy được sổ bảo hiểm không?

Công ty cũ không trả sổ bảo hiểm – giải quyết thế nào?

Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc

HaTT

Tin tức liên quan
Đang tải...