Người đã nghỉ hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động không? Quyền lợi khi người nghỉ hưu đi làm lại?
Khi đã đủ điều kiện nghỉ hưu, thay vì ở nhà, nhiều lao động đã lựa chọn tiếp tục làm việc để có thêm một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống cùng với khoản lương hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này có được phép không? Người đã nghỉ hưu có được tiếp tục ký hợp đồng lao động không? Quyền lợi khi người nghỉ hưu đi làm lại?
Theo nội dung quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu sẽ được xếp vào nhóm người lao động cao tuổi.
Người cao tuổi đi làm sau khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi gì?
Về việc ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định:
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, kể cả khi đã nghỉ hưu thì người lao động vẫn có thể ký hợp đồng lao động bình thường. Lúc này, người sử dụng lao động có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn với người cao tuổi đã nghỉ hưu và thời hạn ký hợp đồng với người đã nghỉ hưu có thời gian dưới 12 tháng. Tuy nhiên, công việc trong hợp đồng lao động phải là các công việc thuần về chuyên môn kỹ thuật trong môi trường làm việc không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của NLĐ cao tuổi.
Người nghỉ hưu đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
Với quy định này có thể thấy, hầu hết những người làm việc theo hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, theo nội dung quy định tại Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu:
“Người hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.”
Như vậy, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động trong trường hợp đang hưởng lương hưu không phải đóng BHXH bắt buộc, BHYT. Tuy nhiên, người lao động cao tuổi sẽ vẫn được hưởng các quyền lợi của BHYT. Và do NLĐ thuộc nhóm đang hưởng lương hưu nên BHYT sẽ do cơ quan BHXH đóng theo quy định và mức hưởng là 95% chi phí khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến.
Trong trường hợp NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH sẽ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT.
Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, NLĐ cao tuổi vẫn được hưởng đầy đủ cácquyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động: tiền lương và các khoản phụ cấp khác.
Quyền lợi của người cao tuổi đi làm sau khi nghỉ hưu
Theo đó, mặc dù không thuộc đối tượng đóng BHXH nhưng NLĐ cao tuổi vẫn được nhận thêm khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định. Cụ thể:
“Đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.”
Bên cạnh đó, NLĐ cao tuổi cũng được người sử dụng lao động quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe tại nơi làm việc:
- Không phải làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐ cao tuổi, trừ trường hợp công việc đó được bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Được thỏa thuận về việc rút ngắn giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Trên đây là giải đáp của bảo hiểm xã hội điện tử về việc người cao tuổi có nên đi làm sau khi nghỉ hưu hay không. Hy vọng bài viết sẽ giúp giải đáp cho bạn những vướng mắc bạn đnag quan tâm để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: