Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

[Giải đáp] Làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa?

[Giải đáp] Làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa?

Sổ BHXH là giấy tờ quan trọng đối với người lao động, trong đó ghi nhận quá trình tham gia BHXH của họ. Sau khi nghỉ việc thì công ty cũ có trách nhiệm phải chốt sổ BHXH và trả lợi cho người lao động. Vậy, làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa? Cùng eBHXH tìm hiểu cách tra cứu chốt sổ BHXH trong bài viết dưới đây nhé.

1. Làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa?

Làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa?

Làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa?

Để biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa, người lao động có thể thực hiện tra cứu theo một trong 03 cách sau đây:

Cách 1: Kiểm tra ở tờ tời được cơ quan BHXH cấp

Nếu sổ BHXH đã được chốt thì trên tờ rời sẽ có thông tin: “Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm”

Cách 2: Tra cứu chốt sổ BHXH qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam tại baohiemxahoi.gov.vn

Để tra cứu, bạn thực hiện theo các bước được hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ baohiemxahoi.gov.vn và chọn mục Tra cứu

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin cần thiết vào các ô theo yêu cầu

Trong đó:

- Cần lựa chọn chính xác tên, tỉnh thành nơi cơ quan BHXH mà bạn tham gia;

- Nhập khoảng thời gian tương ứng cần tra cứu đã tham gia BHXH tại đơn vị đó (hoặc nhập toàn bộ thời gian tham gia BHXH từ trước đến nay);

- Tại phần Thông tin cá nhân, phải điền đầy đủ thông tin gồm số CCCD, họ tên của người cần tra cứu (nhấn vào tùy chọn bên dưới: tên được viết có dấu hoặc không dấu);

- Nhập mã số BHXH chính xác tại ô tương ứng;

- Điều số điện thoại chính xác để nhận OTP hệ thống gửi về;

Bước 3: Chọn ô “Tôi không phải người máy” và chọn “Lấy mã OTP”;

Mã xác thực OTP sẽ được hệ thống gửi về số điện thoại đã đăng ký. Khi nhập đầy đủ thông tin thì hệ thống sẽ tự động xuất hiện phần nhập mã OTP trên màn hình.

Bước 4: Nhập chính xác mã OTP và tra cứu thông tin BHXH.

Sau khi nhập đúng mã OTP thì chọn “Tra cứu” để kiểm tra quá trình tham gia BHXH và xác định sổ BHXH đã được chốt hay chưa.

Cách 3: Tra cứu sổ BHXH đã chốt hay chưa bằng VssID

Tại ứng dụng VssID sẽ ghi nhận đầy đủ thông tin về quá trình tham gia BHXH của người lao động. Bạn có thể theo dõi để nắm rõ thông tin chi tiết về việc đóng BHXH của mình.

2. Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải:

“Phối hợp với cơ quan BHXH để thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động, đồng thời xác nhận tổng số thời gian đã tham gia đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với đơn vị hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Hoàn thành thủ tục xác nhận tổng số thời gian tham gia đóng BHXH và trả lại cho người lao động cùng với bản chính của các giấy tờ khác nếu người sử dụng đang giữ sổ của NLĐ.”

Như vậy, theo quy định trên thì việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, người lao động sẽ không thể tự chốt sổ BHXH với cơ quan BHXH.

3. Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được đóng BHXH ở công ty mới không?

Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được đóng BHXH ở công ty mới không?

Không chốt sổ BHXH ở công ty cũ có được đóng BHXH ở công ty mới không?

Trong trường hợp người lao động đến công ty mới làm việc mà công ty cũ vẫn chưa chốt sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn có thể tiếp tục đóng BHXH ở công ty mới.

Theo quy định hiện hành, chưa có văn bản pháp lý nào quy định về việc chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ thì không được đóng BHXH ở đơn vị mới. Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý các vấn đề dưới đây để đóng BHXH ở công ty mới:

(1) Phải có hợp đồng lao động tại công ty mới

Theo Điều 2 Luật BHXH 2014 về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, để được đóng BHXH bắt buộc, người lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp là công dân VN phải đảm bảo:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 đến dưới 3 tháng;

Do vậy, để được đóng BHXH ở công ty mới thì người lao động bắt buộc phải có hợp đồng lao động. Thời hạn của hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc phải ít nhất từ 01 tháng trở lên.

(2) Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì không thể đóng BHXH ở công ty mới

Thông thường, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ thì đơn vị phải báo giảm lao động ngay tại tháng NLĐ nghỉ việc để giảm các khoản phí đóng BHXH.

Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì người lao động chưa thể đóng BHXH tại công ty mới. Bởi lúc này người lao động được xác định là có đồng thời 02 hợp đồng lao động với các đơn vị khác nhau.

Theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì người lao động đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất và đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN theo từng hợp đồng lao động.

Do đó, chỉ khi tại công ty cũ báo giảm lao động thì bạn mới có thể tham gia BHXH theo hợp đồng lao động tại công ty mới.

(3) Khai báo để được đóng BHXH

Khi thực hiện tham gia BHXH bắt buộc, người lao động điều đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) và nộp lại cho đơn vị mới.

Người tham gia đã có mã số BHXH chỉ cần khai báo mã số BHXH cùng các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,... Sau đó nộp cho NSDLĐ để hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH. Các thông tin về quá trình tham gia BHXH, bạn có thể tra cứu trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam.

Như vậy, người lao động hoàn toàn có thể đóng BHXH ở công ty mới khi chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ giấy tờ và các thủ tục tại công ty mới, người lao động cần trực tiếp đến tại công ty cũ để làm việc, yêu cầu được chốt sổ BHXH càng sớm càng tốt.

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc làm sao biết sổ BHXH đã được chốt hay chưa? Hy vọng với các thông tin ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định về thủ tục chốt sổ BHXH nhé.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

  ✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách kiểm tra công ty có đóng bảo hiểm xã hội không?

Hướng dẫn cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản trên VssID

Hướng dẫn cách tra cứu thông tin thẻ BHYT nhanh chóng và đơn giản nhất

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...