Đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì giải quyết như thế nào?
Người lao động khi đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu là một trong những trường hợp phổ biến người lao động gặp phải bởi trên thực tế, rất nhiều lao động đóng BHXH đủ 20 nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định. Để giúp mọi người giải đáp vấn đề này, EFY Việt Nam sẽ hướng dẫn phù hợp để những người hưu trí được hưởng quyền lợi tốt nhất.
NLĐ đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ độ tuổi nghỉ hưu
Theo nội dung quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc 1 trong những trường hợp sau:
- Lao động nam từ đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi;
- Lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
- Lao động nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đù 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Như vậy, NLĐ được hưởng lương hưu khi đạt độ tuổi nhất định và có đủ thời gian đóng BHXH. Trường hợp NLĐ đủ 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì sẽ giải quyết như thế nào?
Điều kiện và cách tính lương hưu
a, Điều kiện bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu
Theo nội dung được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, trong đó các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHXH gồm:
- NLĐ nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH 01 lần (Điều 61);
- NLĐ dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận BHXH 01 lần (Điều 78).
Việc bảo lưu thời gian tham gia đóng BHXH sẽ không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu cũng như không làm giảm tỷ lệ % lương hưu của người lao động.
b, Mức hưởng lương hưu
Lương hưu NLĐ được tính theo công thức được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Bình quân tiền lương đóng BHXH
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng như sau (Điều 56 Luật BHXH):
- Với lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2021 là 15 năm đóng BHXH.
- Với lao động nam nghỉ hưu năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
c, Thời điểm hưởng lương hưu
Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định (khoản 3 Điều 59 Luật BHXH).
d, Thủ tục, hồ sơ bảo lưu
- Thủ tục hồ sơ người lao động cần chuẩn bị như sau:
+ Đơn đề nghị bảo lưu BHXH.
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Một số giấy tờ liên quan khác tùy vào từng đối tượng như: Người suy giảm khả năng lao động thì có biên bản giám định mức suy giảm, người đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền….
Tuy nhiên có một số người lao động không muốn bảo lưu thời gian để đợi đến tuổi về hưu thì có thể xem xét các trường hợp về hưu sớm. Nhưng chỉ có một số trường hợp đủ điều kiện về hưu trước tuổi mới được hưởng.
Cách tính lương hưu khi NLĐ nghỉ hưu trước tuổi
a, Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 16 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, NLĐ có đủ 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng chế độ hưu sớm nếu thuộc các trường hợp sau:
- Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đáp ứng yêu cầu độ tuổi: nam 54 tuổi, nữ 49 tuổi (áp dụng năm 2019). Tuy nhiên, kể từ năm 2020 trở đi, nam đủ 55 và nữ phải đủ 50 tuổi.
- Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và lao động nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
- Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và lao động có ít nhất 15 năm làm việc trong các môi trường, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Y tế.
b, Mức hưởng lương hưu khi người lao động nghỉ hưu trước tuổi
Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Điều 62 Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi sẽ là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH sẽ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH (nghỉ hưu trước tuổi) được tính tương tự quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
c, Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí trước tuổi
- Đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc
Khi NLĐ có đủ các điều kiện như các mục trên cần chuẩn bị các giấy tờ sau để hưởng hưu sớm:
+ Sổ Bảo hiểm xã hội.
+ Giấy tờ xác nhận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do Hội đồng giám định Y khoa cung cấp (bản chính).
+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí
- Đối với tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia BHXH
+ Sổ BHXH.
+ Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa.
+ Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 01/01/2016 trở đi.
+ Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp nếu là trường hợp xuất cảnh trái phép trở về.
+ Trường hợp là người mất tích trở về thì có thêm bản sao Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích…
- Trường hợp có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện để hưởng lương
+ Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu.
+ Đơn đề nghị (mẫu số 14-HSB) nêu rõ lý do bị mất với trường hợp bị mất giấy tờ trên.
+ Một số giấy tờ liên quan khác trong các trường hợp như chấp hành hình phạt, xuất cảnh trái phép, mất tích…
Tất cả các giấy tờ trên NLĐ cần nộp lên Cơ quan Bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường là 20 ngày kể từ khi nộp hồ sơ.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về nội dung đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa đến tuổi về hưusẽ giải quyết như thế nào? Hy vọng những thông tin ở trên sẽ hỗ trợ ít nhiều những vướng mắc của mọi người về vấn đề này.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HaTT