[Giải đáp] Đối tượng nào được tăng lương hưu 02 lần từ 1/7/2024?
Từ ngày 01/07/2024, một số đối tượng được tăng lương hưu 02 lần theo quy định tại Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính Phủ. Trong bài viết dưới đây, cùng eBHXH tìm hiểu đối tượng nào được tăng lương hưu 02 lần từ 01/07/2024 nhé.
Ai được tăng lương hưu 02 lần từ 1/7/2024?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2024 sẽ điều chỉnh tăng lương hưu 02 lần như sau:
“(1) Điều chỉnh tăng lương hưu thêm 15% trên mức lương hưu của tháng 6/2024;
(2) Người đang hưởng lương hưu theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% có mức hưởng lương hưu thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với người có mức hưởng dưới 3,2 triệu đồng/người/tháng.
- Tăng lên bằng 3,5 triệu đồng/người/tháng đối những người có mức hưởng từ 3,2 - 3,5 triệu đồng/người tháng.”
Các đối tượng nghỉ hưởng lương hưu trước ngày 01/01/1995 được điều chỉnh tăng lương hưu 02 lần, cụ thể:
- Cán bộ, công - nhân - viên chức, người lao động (kể cả người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg), quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định tại 33/2023/NĐ-CP, Nghị định 92/2009/NĐ-CP (văn bản hết hiệu lực từ 01/08/2023), Nghị định 34/2019/NĐ-CP (văn bản hết hiệu lực từ 01/08/2023), Nghị định 121/2003/NĐ-CP (văn bản hết hiệu lực từ 01/01/2010) và Nghị định 09/1998/NĐ-CP (văn bản hết hiệu lực từ 10/11/2003).
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/2008/QĐ-TTg; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206/1979/QĐ-CP.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/1975/QĐ-CP văn bản hết hiệu lực từ 01/06/1993) và Quyết định 111-HĐBT năm 1981.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 38/2010/QĐ-TTg).
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg.
- Quân nhân, công an nhân dân, người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
Mức lương hưu thấp nhất sau khi tăng lương cơ sở
Theo khoản 5 Điều 56 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo Điều 54, 55 Luật này bằng mức lương cơ sở (trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này).
Theo đó, mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu, trừ trường hợp dưới đây:
- Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn;
- NLĐ nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi.
Như vậy, từ ngày 01/07/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì mức lương hưu thấp nhất sẽ là 2,34 triệu đồng/tháng.
Khi về hưu vẫn tiếp tục đi làm có phải đóng thuế TNCN không?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế TNCN 2012, quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản:
+ Phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
+ Phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; t
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động;
+ Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
Vậy trong trường hợp đã nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục đi làm thì thu nhập vẫn thuộc khoản tiền lương, tiền công. Vì vậy vẫn phải đóng thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ giải đáp về đối tượng nào được tăng lương hưu 02 lần từ 1/7/2024. Hy vọng với các nội dung hữu ích ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quyền lợi hưởng lương hưu khi tăng mức lương cơ sở nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: