[Giải đáp] Có được chọn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn không?
Có được chọn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tham gia BHXH bắt buộc. Chi tiết về quy định về mức lương đóng BHXH như thế nào và cùng giải đáp vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây của eBHXH nhé.
Có được chọn đóng BHXH ở mức cao hơn không?
Để giải đáp thắc mắc của người lao động có được chọn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn không thì trước tiên bạn cần tìm hiểu về mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định: “Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 Luật BHXH 2014: “Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.”
Như vậy, đối với BHXH bắt buộc thì người lao động không được tự lựa chọn mức lương đóng BHXH theo mức cao nhất bởi tiền lương tháng đóng BHXH được xác định dựa theo mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác có tính chất cố định hoặc chi trả thường xuyên cùng lương trong hợp đồng lao động.
Trong khi đó, nếu bạn tham gia BHXH tự nguyện thì hoàn toàn có thể lựa chọn mức đóng cao hơn nếu chọn mức thu nhập đóng BHXH cao. Tuy nhiên, mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện tối đa cũng chỉ bằng 20 lần mức lương cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH
Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định về các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH bắt buộc gồm:
(1) Tiền thưởng theo quy định Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, được căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hoặc mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
(2) Tiền thưởng sáng kiến
(3) Tiền ăn giữa ca
(4) Các khoản tiền hỗ trợ:
- Tiền hỗ trợ xăng xe
- Tiền điện thoại
- Tiền đi lại
- Tiền hỗ trợ nhà ở
- Tiền hỗ trợ trông giữ trẻ
- Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
(5) Tiền hỗ trợ người lao động khi có thân nhân bị chết
(6) Tiền hỗ trợ người lao động khi có người thân kết hôn
(7) Tiền nhân dịp sinh nhật người lao động
(8) Tiền trợ cấp cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp
(9) Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khi hoàn thành các mục riêng được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Độ tuổi đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định trong trường hợp đóng BHXH bắt buộc, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng khi ký kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH.
Do đó, trong trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên vẫn làm việc ở các đơn vị sử dụng lao động chưa đủ số năm tham gia BHXH, được hưởng chế độ hưu trí thì vẫn đóng BHXH bắt buộc bình thường.
Như vậy, hiện nay không có giới hạn về độ tuổi tối đa đóng BHXH bắt buộc.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu và giải đáp Có được chọn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn không? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ thêm về quy định mức tiền lương đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện nhé.