Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29

Tinh giản biên chế là gì? Xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ trợ cấp tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức được tính như thế nào? Trong bài viết hôm này cùng EFY-eBHXH tìm hiểu cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP nhé.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về Chính sách tinh giản biên chế

Nghị định số 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 108

Nghị định số 29/2023/NĐ-CP Quy định về tinh giản biên chế

1. Tinh giản biên chế là gì?

Tinh giản biên chế là gì?

Hiểu rõ về tinh giản biên chế theo quy định

Theo Điều 3 Nghị định 108, quy định về các thuật ngữ biên chế và tinh giản biên chế như sau:

Biên chế bao gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế.”

Chính sách biên chế được áp dụng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nào?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 108, các đơn vị, tổ chức được áp dụng chính sách tinh giản biên chế là:

- Các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp Trung ương đến cấp xã;

- Các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương;

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước hoặc tổ chức chính trị, chính trị - xã hội làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước;

- Nông lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.

2. Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế.

Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế.

Xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế từ 20/7/2023

2.1. Cách xác định tiền lương hưởng trợ cấp tinh giản biên chế từ 20/7/2023

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, cách xác định tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:

Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế. Tiền lương tháng được tính bao gồm:

- Mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận của hợp đồng lao động hoặc mức lương của người quản lý;

- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, tiền lương và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương;

Ngoài ra, tiền lương bình quân là tiền lương tháng bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế. Đối với các trường hợp chưa đủ 05 năm (tương ứng 60 tháng) công tác có đóng BHXH thì tiền lương tháng bình quân của toàn bộ thời gian công tác.

2.2. Các xác định thời gian để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, việc xác định thời gian để hưởng trợ cấp tinh giản biên chế như sau:

Thời điểm được dùng làm căn cứ tính tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau, liền kề với tháng sinh của đối tượng tinh giản biên chế. Lưu ý: Trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không xác định ngày tháng sinh trong năm thì lấy ngày 1/1 của năm sinh đối tượng.

Tổng thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ BHXH một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ sẽ được dùng để tính các khoản trợ cấp của các chính sách sau:

- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi;

- Chính sách chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách của Nhà nước;

- Chính sách thôi việc;

- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Trường hợp tổng thời gian tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 đến 06 tháng tính là ½ năm và được hưởng trợ cấp bằng mức trợ cấp của ½ năm; từ trên 06 đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm.

Nghị định 29/2023 có hiệu lực từ ngày 20/7/2023 và các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.

3. Người lao động thôi việc khi tinh giản biên chế được hưởng trợ cấp như thế nào?

 Người lao động thôi việc khi tinh giản biên chế được hưởng trợ cấp như thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thôi việc khi tinh giản biên chế

Có không ít người lao động không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hoặc được chuyển sang tổ chức khác làm việc. Với các trường hợp này cán bộ, công chức,viên chức chỉ có thể thôi việc. Có 02 loại thôi việc là thôi việc ngay hoặc thôi việc sau khi học nghề. Dưới đây là mức hưởng trợ cấp đối với mỗi loại thôi việc tinh giản biên chế

3.1. Thôi việc - Nghỉ việc ngay

Đối với trường hợp này, người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế được được hưởng các khoản trợ cấp sau:

- 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm mới;

- 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Khoản trợ cấp này được áp dụng với lao động nam dưới 53 tuổi và lao động nữ dưới 48 tuổi hoặc lao động nam dưới 58 tuổi và lao động nữ dưới 53 tuổi không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi.

3.2. Thôi việc - Nghỉ việc sau khi học nghề

Khi những người lao động dưới 45 tuổi đang đảm nhận công việc không phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo có nguyện vọng thôi việc thì được đơn vị, cơ quan tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc và tự tìm việc làm mới.

Khi đó, những người lao động này được hưởng các chế độ sau:

- Hưởng nguyên lương của tháng hiện hưởng và được đóng BHXH, BHYT trong thời gian đi học nghề. Lưu ý: thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

- Hưởng trợ cấp là khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học (tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng) để đóng cho cơ sở dạy nghề;

- Sau khi kết thúc học nghề được nhận trợ cấp 03 tháng lương tại thời điểm đi học để tìm việc làm mới;

- Nhận trợ cấp ½ tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Đặc biệt, trong thời gian đi học nghề sẽ được tính là thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng trợ cấp tinh giản biên chế theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP. Quy định về tinh giản biên chế là chính sách mới được chính thức có hiệu lực từ 20/07/2023. Các chế độ nghỉ hưu và tính lương tinh giản biên chế sẽ có thời gian thi hành đến 30/12/2030. Nắm rõ chế độ tinh giản biên chế giúp người lao động đảm bảo được những quyền lợi khi phải nghỉ việc do dôi dư, sắp xếp lại bộ máy nhân sự, lao động trong đơn vị công tác.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 29 về Tinh giản biên chế

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 01/07/2023

Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí theo quyết định số 777/2019/QĐ-BHXH

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...