Các việc kế toán, lao động - bảo hiểm doanh nghiệp phải làm trước khi kết thúc năm 2024
Trước khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cần hoàn thành một số báo cáo về lao động, BHXH và trích nộp các khoản tiền về công đoàn, BHXH. Trong bài viết dưới đây, cùng eBHXH tìm hiểu về các việc kế toán, lao động - bảo hiểm doanh nghiệp phải làm trước khi kết thúc năm 2024 nhé.
Các việc kế toán, lao động - bảo hiểm doanh nghiệp phải làm trước khi kết thúc năm 2024
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động (công ty) phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo tại Thông tư này tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc. Tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (nếu có) được tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo.
Trong trường hợp đơn vị giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Như vậy, nếu trong tháng 11/2024 mà đơn vị có biến động lao động (tăng hoặc giảm) thì doanh nghiệp phải thông báo đến Trung tâm dịch vụ việc làm - nơi đơn vị đặt trụ sở chính trước ngày 03/12/2024.
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động chậm nhất vào ngày 5/12
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP về thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động như sau:
“Định kỳ 06 tháng (trước ngày 5/6) và hằng năm (trước ngày 5/12), đơn vị phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh & Xã hội và thông báo đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Như vậy, báo cáo tình hình sử dụng 6 tháng cuối năm 2024 phải được nộp trước ngày 05/12/2024.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn nộp Báo cáo tình hình thay đổi lao động trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Theo nội dung quy định tại tại Điều 15 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH, chế độ báo cáo định kỳ của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức, cá nhân như sau:
“Định kỳ hàng năm, trước ngày 20/12 của kỳ báo cáo, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đơn vị sự nghiệp đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp đưa NLĐ đi đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề ở nước ngoài phải lập báo cáo về tình hình hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo Mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.”
Lưu ý: Thời gian chốt số liệu báo cáo trong báo cáo định kỳ hàng năm được tính từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/12 của kỳ báo cao.
Như vậy, theo quy định trên thì hạn cuối nộp báo cáo về tình hình hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày 19/12 hàng năm.
Nộp báo cáo tình hình cho thuê lao động chậm nhất vào ngày 20/12
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP), trường hợp đơn vị cho thuê lại lao động thì định kỳ 06 tháng và hằng năm phải báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động phải gửi cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Đồng thời, phải báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi đơn vị đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp đơn vị cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động.
Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động 6 tháng phải gửi trước ngày 20/6 và báo cáo năm phải gửi trước ngày 20/12 hàng năm.
Nộp báo cáo công tác kiểm định an toàn lao động hàng năm
Tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định trước ngày 31/12 hàng năm, các đơn vị phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Báo cáo này phải được nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương - nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc, cụ thể:
- Nộp báo cáo về tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
- Nộp báo cáo về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở tại Sở Y tế.
Thời hạn nộp báo cáo này là ngày 30/12 hàng năm. Các doanh nghiệp có xưởng sản xuất, kinh doanh cần lưu ý để nộp báo cáo đúng hạn và đầy đủ.
Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động
Theo Khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, phải trích từ tiền lương tháng đóng BHXH của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, doanh nghiệp phải trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 12 chậm nhất là ngày 31/12/2024.
Lưu ý, theo Luật BHXH 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025, thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đối với công ty sẽ được thay đổi. Theo đó, tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thời hạn đóng BHXH bắt buộc cho người sử dụng lao động sẽ được kéo dài thêm 01 tháng so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Người sử dụng lao động đóng BHXH muộn hơn 01 tháng so với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì cũng không bị xem là chậm đóng BHXH.
Theo Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định các tổ chức, doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
Mà tại mục 6 (mục trên), thì ngày đóng BHXH của người lao động chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đó. Do vậy, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn tháng 12 chậm nhất là ngày 31/12/2024.
Lưu ý: Thời hạn nộp BHXH bắt buộc chậm nhất sẽ được thay đổi từ ngày 1/7/2025. Các đơn vị nên theo dõi thông tin về BHXH mới nhất tại các kênh Fanpage Bảo hiểm xã hội điện tử hoặc website baohiemxahoidientu.vn.
Ngoài những công việc, báo cáo cần thực hiện nêu trên, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh và loại hình, quy mô, tính chất của từng đơn vị mà còn phải thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về các việc kế toán, lao động - bảo hiểm doanh nghiệp phải làm trước khi kết thúc năm 2024. Mọi thắc mắc cần phải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài 19006142 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất nhế.