Các trường hợp NLĐ được xác định là đang tham gia BHTN theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP
Một trong những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là tháng liền kề thời điểm nghỉ việc thì người lao động đang tham gia BHTN. Tuy nhiên với các đối tượng NLĐ đang nghỉ không lương, nghỉ ốm, nghỉ thai sản thì xác định thế nào?
Bạn đọc đưa ra câu hỏi: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà nghỉ không lương có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
EFY Việt Nam trả lời: Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi đến EFY Việt Nam. Căn cứ theo các quy định của Luật BHXH và Luật Việc làm, chúng tôi xin hướng dẫn như sau:
Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc Làm, NLĐ được hưởng trợ cấp thất khi đủ các tiêu chí sau:
Tham khảo bài viết: Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Vậy chúng ta cần xác định thế nào là đang đóng BHTN?
Các trường hợp NLĐ được xác định là đang tham gia BHTN
NỘI DUNG |
||
Chỉ tiêu |
Nghị định 28/2015/NĐ-CP |
Nghị định 61/2020/NĐ-CP |
Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp |
1. Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; 2. Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị. |
1. Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; 2. Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; 3. Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; 4. Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; 5. Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội |
Như vậy, Nghị định 61/2020/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 15/07/2020 đã mở rộng hơn đối tượng được ghi nhận là đang tham gia BHXH bao gồm cả các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và được cơ quan BHXH xác nhận trên sổ BHXH được xác định là đang tham gia BHTN.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
ThoaNT