Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

Thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp do công ty chi trả cho người lao động như một khoản bù đắp do mất việc làm trong một số trường hợp được quy định. Trợ cấp thôi việc chỉ được tính hưởng trong thời gian gian không đóng BHTN. Vậy, trường hợp nghỉ điều trị bệnh có được tính hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính hưởng trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào? Cùng eBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

Thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

Thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp được tính hưởng trợ cấp thôi việc không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trợ cấp thôi việc như sau:

“Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

- Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: … thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động…”

Như vậy, trong thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp mà người lao động được công ty trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì được xem là thời gian làm việc thực tế để tính hưởng trợ cấp thôi việc.

2. Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động

Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động

Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động

2.1. Công thức tính trợ cấp thôi việc

Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động nghỉ việc mà đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc thì mỗi năm làm việc sẽ được nhận trợ cấp bằng ½ tháng tiền lương. Cụ thể:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

>>> Xem thêm: Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

2.2. Mức lương tính trợ cấp thôi việc

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là khoản tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc (theo khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019).

Tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định rõ mức lương tính trợ cấp thôi việc như sau:

a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi NLĐ thôi việc, mất việc làm.

b) Trường hợp NLĐ làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.”

3. Công ty không trả/trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt không?

Công ty không trả/trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt không?

Công ty không trả/trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có bị xử phạt không?

Tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền:

- Từ 1.000.000 - 2.000.000 VND: Khi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 2.000.000 - 5.000.000 VND: Khi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 5.000.000 - 10.000.000 VND: Khi vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 10.000.000 - 15.000.000 VND: Khi với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 15.000.000 - 20.000.000 VND: Khi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, công ty còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Trên đây là toàn bộ giải đáp về thời gian nghỉ điều trị bệnh nghề nghiệp được tính hưởng trợ cấp thôi việc không? Mọi thắc mắc cần giải đáp bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 6142 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất nhé.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?

Giải đáp: bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?

Giải đáp thắc mắc: làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...