Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

[Giải đáp] Người lao động nên chọn tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ không lương?

[Giải đáp] Người lao động nên chọn tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ không lương?

Có rất nhiều NLĐ vẫn chưa phân biệt được trường hợp nghỉ việc không lương và trường hợp tạm hoãn hợp đồng. Người lao động nên chọn tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ không lương sẽ có lợi hơn? Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để có câu trả lời nhé.

1. Phân biệt tạm hoãn hợp đồng và nghỉ không lương

So sánh nghỉ tạm hoãn hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương

1.1 Giống nhau

Tạm hoãn hợp đồng lao động và nghỉ việc không hưởng lương đều có điểm chung là người lao động không làm việc và người sử dụng lao động không phải trả lương trong những ngày tạm hoãn/ nghỉ không lương đó.

2.2 Khác nhau:

Tiêu chí

Tạm hoãn hợp đồng lao động

Nghỉ việc không hưởng lương

Căn cứ pháp lý

- Điều 30, Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019

- Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH

- Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019

- Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH

Các trường hợp áp dụng

- NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ.

- NLĐ bị tạm giữ, bắt giam.

- NLĐ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện

- Lao động nữ mang thai

- NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý của công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- NLĐ được ủy quyền để thực hiện trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hay phần vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

- Các trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận.

- Theo thỏa thuận giữa NLĐ 

và người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

- Khi có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Hệ quả đối với hợp đồng lao động

- Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động không tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết.

- Thời gian nghỉ không hưởng lương sẽ tính vào thời hạn của hợp đồng đã giao kết.

Khi hết thời hạn tạm hoãn/ Nghỉ việc không hưởng lương

- Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc để nhận bàn giao lại công việc nếu hợp đồng còn thời hạn. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Khi hết thời gian nghỉ việc không hưởng lương, người lao động quay trở lại làm việc

- Nếu hợp đồng lao động hết hạn, thì chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới.

Tiền BHXH, BHTN, BHYT

- Nếu không làm việc hoặc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng BHXH tháng đó.

- Nếu trường hợp NLĐ bị tạm giam, tạm giữ cho công tác điều tra của Pháp luật thì:

+ Dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT bằng 4,5% của 50% mức lương tháng NLĐ nhận được.

+ Sau khoảng thời gian này, nếu NLĐ không vi phạm pháp luật thì sẽ đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi với số tiền đã truy đóng.

+ Nếu NLĐ có tội thì không phải đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam.

- Nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trong tháng trở lên thì không phải đóng BHXH tháng đó.

Mức xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm

- Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động quay trở lại làm việc trừ các trường hợp thỏa thuận khác.

- Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng nếu doanh nghiệp không cho người lao động đi làm trở lại.

 

2. Nên chọn tạm hoãn thực hiện hợp đồng hay nghỉ không lương sẽ có lợi hơn?

Người lao động nên chọn tạm hoãn hợp đồng lao động hay nghỉ không lương có lợi hơn?

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy, việc thực hiện tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ không hưởng lương nếu không thuộc các trường hợp nêu ở phía trên thì có thể do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Nếu áp dụng quy định tạm hoãn hợp đồng  lao động sẽ có lợi hơn, đặc biệt là trong thời gian nghỉ dài vì sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình hơn.

Hơn nữa trong thời gian nghỉ tạm hoãn hợp đồng sẽ không bị tính vào thời gian của hợp đồng lao động ký kết, như vậy sẽ có lợi hơn cho người lao động.

3. Nghỉ không lương trên 14 ngày có được hưởng chế độ ốm đau không?

Nghỉ không lương trên 14 ngày thì người lao động có được hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, NLĐ vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc, vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng BHXH thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau bình thường theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cần ghi chú cụ thể thời gian nghỉ không hưởng lương trong hồ sơ báo giảm lao động để cơ quan BHXH đối chiếu giải quyết chế độ ốm đau cho NLĐ.

Trên đây là những quy định của Pháp luật về nghỉ tạm hoãn hợp đồng lao động. Giải đáp về  người lao động nên chọn tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ không lương sẽ có lợi hơn? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

  ✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: 

 - Miền Bắc: Hotline:  19006142Tel/Zalo: Ms. Hằng0912 656 142Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline:  19006139- Tel/Zalo: Ms Thơ / 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Giải đáp thắc mắc: Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có được không?

Hướng dẫn: Cách đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Giải đáp thắc mắc: Bảo hiểm xã hội tự nguyện có mấy chế độ?

HopLTT

 

Tin tức liên quan
Đang tải...