Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?

Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?

Khi tham gia Bảo hiểm y tế người tham gia sẽ nhận được nhiều quyền lợi khi đi khám chữa bệnh và thẻ BHYT được coi là căn cứ để người tham gia BHYT hưởng các quyền lợi hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi trường hợp không may làm mất thẻ. Vậy trường hợp người bệnh khi làm mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không? Nội dung dưới đây Bảo hiểm xã hội điện tử EFY-eBHXH sẽ giải đáp vấn đề này.

Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?

Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?

1. Mất thẻ BHYT nhưng chưa kịp làm lại: Người tham gia bảo hiểm được thanh toán trực tiếp

Căn cứ nội dung quy định được tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2019/TT-BYT:

Ngoài các trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh được quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 31 Luật BHYT thì người có thẻ BHYT vẫn được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh khi thuộc trường hợp:

- Người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trong ngày trước khi ra viện, chuyển viện do tình trạng cấp cứu, mất ý thức, tử vong hoặc người bệnh bị mất thẻ BHYT nhưng chưa được cấp lại.

Cũng theo Công văn số 5823/BYT-BH Bộ Y tế ban hành ngày 02/10/2019 có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện việc KCB BHYT trong trường hợp mất thẻ BHYT:

- Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định: Trường hợp người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức, tử vong hoặc bị mất thẻ BHYT thì người bệnh được thanh toán trực tiếp chi phí KCB là phù hợp với quy định của pháp luật về BHYT, phù hợp với thực tiễn và đảm bảo quyền lợi của nguời tham gia BHYT.

Như vậy, theo các quy định trên, trường hợp người bệnh bị mất thẻ BHYT mà chưa kịp làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT hoặc người bệnh phát hiện bị mất thẻ ngay tại thời điểm đi KCB sẽ được thanh toán trực tiếp chi phí KCB.

Đồng nghĩa với điều này, người bệnh sẽ phải tự thanh toán trước tiền KCB, sau đó người tham gia BHYT làm thủ tục yêu cầu Quỹ BHYT thanh toán trực tiếp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP: Người bệnh sẽ được thanh toán BHYT theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng của BHYT nhưng tối đa sẽ không quá:

Loại hình KCB

Mức thanh toán tối đa cho 01 đợt KCB

Ngoại trú

0,15 lần mức lương cơ sở

223.500 đồng

Nội trú

0,5 lần mức lương cơ sở

745.000 đồng

 

(Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/ tháng theo Nghị quyết số 128/2020/QH14)

2. Đã làm lại thẻ bị mất nhưng chưa đến hạn cấp: Được hưởng đầy đủ quyền lợi

Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?

Đã làm lại thẻ bị mất nhưng chưa đến hạn cấp: Được hưởng đầy đủ quyền lợi

Trong trường hợp người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT và đa làm lại thẻ bị mất nhưng chưa đến hạn cấp thì người bị mất thẻ BHYT vẫn có thể được hưởng đầy đủ quyền lợi khi thực hiện đúng thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

- Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ hoặc đổi thẻ, khi đến KCB phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do cơ quan BHXH (hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền) tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ cá nhân chứng minh về nhân thân như CCCD/CMND...

Như vậy, khi đi KCB, bệnh nhân chỉ cần cung cấp Giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT theo mẫu quy định và giấy tờ cá nhân chứng minh nhân thân của mình thì sẽ được coi là đúng thủ tục KCB sử dụng BHYT.

Khi đó, người bệnh sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như trường hợp có thẻ BHYT: Người bệnh sẽ được Qũy BHYT thanh toán theo các mức hưởng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT năm 2008, sửa đổi 2014:

* Khám chữa bệnh đúng tuyến:

- Được chi trả 100% chi phí KCB đối với các đối tượng là Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

- Được chi trả 95% chi phí KCB đối với đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

- Được chi trả 80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.

* Khám chữa bệnh trái tuyến:

Người tham gia BHYT sẽ được thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng đúng tuyến với tỷ lệ:

- Bệnh viện tuyến trung ương: Được BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú;

- Bệnh viện tuyến tỉnh: Được BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;

- Bệnh viện tuyến huyện: Được BHYT chi trả 100% chi phí KCB.

Như vậy, trường hợp mất thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi về BHYT dù người bệnh đã làm lại thẻ hay chưa. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi khi sử dụng thẻ BHYT được cao nhất thì người dân khi phát hiện bị mất thẻ BHYT cần nhanh chóng làm thủ tục để được cấp lại thẻ.

3. Mất thẻ BHYT nhưng đã có tài khoản VssID: Sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID

Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không?

Mất thẻ BHYT nhưng đã có tài khoản VssID: Sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID

Theo hướng dẫn tại Công văn 1493/BHXH-CSYT cho phép người dân có thể sử dụng hình ảnh thẻ trên BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VssID để KCB kể từ ngày 01/6/2021. Khi sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, cơ sở KCB sẽ sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID (trường hợp cơ sở khám chữa bệnh không có đầu đọc).

Để có thể sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, công dân phải đăng ký tài khoản VssID trên điện thoại thông minh. Khi người dân đi khám chữa bệnh, để được thanh toán BHYT, người bệnh cần đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản cá nhân và xuất trình cho cơ sở KCB hình ảnh thẻ BHYT hoặc mã QR trên ứng dụng VssID.

Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID nếu cơ sở KCB không có đầu đọc. Bằng việc sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, thông tin của bệnh nhân sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác.

Với việc sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, người bệnh vẫn có thể khám chữa bệnh và được hưởng đầy đủ quyền lợi như với thẻ BHYT giấy.

Trên đây là chi tiết giải đáp về việc Mất thẻ bảo hiểm y tế có khám bệnh được không, có được thanh toán tiền khám chữa bệnh không? Người tham gia BHYT cần nắm vững để bảo đảm quyền lợi của bản thân mình.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Khám chữa bệnh về mắt có dùng được thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) không?

12 trường hợp không được hưởng BHYT (Cập nhật 2021)

Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT

HaTT_TT

Tin tức liên quan
Đang tải...