Làm gì khi Mượn hồ sơ cá nhân của người khác để tham gia Bảo hiểm xã hội?
Trong giai đoạn trước đây, nhiều người lao động đã mượn hồ sơ, giấy tờ cá nhân của một người lao động khác để đăng ký đi làm và tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp. Việc này dẫn đến một số lượng lớn dữ liệu BHXH bị sai lệch, đóng trùng, đóng sai cần cơ quan BHXH điều chỉnh lại. Vậy với việc tham gia BHXH bằng thông tin cá nhân của người khác, bản thân người lao động mượn thông tin, đơn vị hoặc người lao động bị mượn thông tin sẽ xử lý như thế nào?
Nguyễn Thị A mượn hồ sơ cá nhân của Phạm Thị B để tham gia BHXH bắt buộc tại công ty từ 01/2015. Đến 06/2017, Phạm Thi B đi làm và đóng BHXH thì được Bộ phận Nhân sự của công ty thông báo là đang đóng BHXH tại công ty khác, yêu cầu tự giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, còn tình trạng các đơn vị sử dụng lao động đã đóng BHXH cho người đi mượn lẫn người cho mượn hồ sơ dẫn đến trùng thời gian đóng BHXH cho cùng 1 thông tin NLĐ. Chính vì vậy khi giải quyết chế độ BHXH cho người cho mượn hồ sơ sẽ không giải quyết được…Và nhiều trường hợp tượng tự khác. Vậy khi xảy ra các trường hợp như vậy thì phải giải quyết thế nào?
- Việc 1 người cho người khác mượn hồ sơ cá nhân của người khác đi làm và và sử dụng để đóng BHXH là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm có: “4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.
- Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
…
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;”
- Bước 1: Người Mượn hồ sơ phải đến Sở Lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) cấp tỉnh nơi đang làm việc để trình báo về việc đi mượn hồ sơ của người khác để làm việc, sau đó Sở LĐTBXH sẽ tiến hành kiểm tra, lập biên bản và Xử phạt vi phạm hành chính đối với người mượn hồ sơ (Theo Điểm 1, Điều 27 Nghị định 88/2015/NĐ-CP). Sở LĐTBXH có Công văn kết luận đề nghị Cơ quan BHXH hiệu chỉnh thông tin người tham gia.
Ảnh: Trường hợp mượn hồ sơ thực tế tại Hà Nội năm 2020
- Bước 2: Căn cứ vào Công văn trên, Biên bản (nếu có) và Phiếu nộp phạt vi phạm hành chính, người Mượn hồ sơ hoặc đơn vị sẽ mang đến BHXH tỉnh (bộ phận Tiếp nhận hồ sơ – Một cửa) kèm theo các hồ sơ sau để làm thủ tục hiệu chỉnh hồ sơ BHXH, cấp lại (hoặc cấp mới) sổ BHXH:
+ Tờ khai TK1-TS;
+ Giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh do Cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và Chứng minh thư/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu;
+ Sơ yếu lý lịch khai lại của người Mượn hồ sơ Có Xác nhận của người sử dụng lao động (đơn vị);
+ Bản Xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian người lao động làm việc tại đơn vị, trong đó có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận;
+ Bản Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người Cho Mượn hồ sơ (trừ trường hợp đã chết) có chứng thực của Chính quyền địa phương nơi thường trú (hộ khẩu);
+ Bản Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người Mượn hồ sơ có chứng thực của Chính quyền địa phương nơi thường trú (hộ khẩu).
Trên đây, EFY Việt Nam đã hướng dẫn đơn vị và NLĐ thực hiện hiệu chỉnh lại thông tin tham gia BHXH sau vi phạm mượn hồ sơ cá nhân của người khác đi làm việc và tham gia BHXH.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
YenPTH