Hướng dẫn mới về hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi do bộ lao động - thương binh và xã hội ban hành mới đây có quy định chặt chẽ hơn về luật việc làm. Bài viết dưới đây của eBHXH sẽ hướng dẫn những thay đổi mới nhất về hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi từ ngày 15/02/2024.
Trong khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính từ ngày NLĐ bắt đầu được hưởng trợ cấp đến ngày đó của tháng sau trừ đi 1 ngày.
Nếu tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.
Trong thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH cũng đưa ra ví dụ cụ thể hướng dẫn về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung thêm trường hợp được bảo lưu thất nghiệp
Trong khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung thêm 1 trường hợp được tính bảo lưu thất nghiệp là NLĐ được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng BHXH thất nghiệp.
Trường hợp NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung theo nguyên tắc:
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung để bảo lưu |
= |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp đã xét hưởng trợ cấp thất nghiệp |
+ |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp xác nhận bổ sung |
- |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với số tháng đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp |
- |
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng số tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Trong thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH quy định rõ 2 trường hợp không được hưởng bảo hưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
(1) NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp. Số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng trợ cấp xã hội sẽ không được bảo lưu.
(2) Số tháng lẻ chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu nếu NLĐ thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây:
- Không đến nhận trợ cấp thất nghiệp
- Bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp được tính thế nào?
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tính theo công thức:
Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu |
= |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động có tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có |
+ |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) |
+ |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) |
+ |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động không đến nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có) |
+ |
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (đối với các trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng khi giải quyết thì căn cứ thực tế vào thời gian đã đóng, hưởng trợ cấp thất nghiệp) (nếu có) |
Trong trường hợp công ty không có người đại diện theo pháp luật và được người đại diện pháp luật ủy quyền thì khi NLĐ có nhu cầu nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì chủ động đề nghị sở lao động thương binh và xã hội hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh làm thủ tục xác nhận.
Trong khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bãi bỏ khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBX trước đây.
Như vậy, từ ngày 15/02/2024 sẽ không còn trường hợp NLĐ được miễn thông báo về tình hình tìm kiếm việc hàng tháng. Các trường hợp này sẽ được bổ sung vào nhóm các trường hợp không phải trực tiếp thông báo hàng tháng về tìm kiếm việc làm.
Tuy NLĐ không phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm nhưng vẫn phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của hạn thông báo, gửi thư đảm bảo giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo thông tư 15/2023 TT-BLĐTBXH, nếu NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại 1 địa phương mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người NLĐ được hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về hỗ trợ học nghề cho nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong trường hợp đã chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó đề nghị hỗ trợ học nghề tại địa phương khác thì trung tâm việc làm nơi NLĐ đề nghị hỗ trợ học gửi 1 bản quyết định về hỗ trợ học nghề cho trung tâm việc làm nơi ban hành quyết định hưởng và gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là những hướng dẫn mới về hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi từ 15/02/2024. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: