Hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định chi tiết về điều kiện và mức hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Vậy điều kiện để hưởng hỗ trợ thế nào? Mức hỗ trợ và hồ sơ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.
NSDLĐ được hỗ trợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.
- Có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.
- Có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ theo Mẫu số 02 (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
Hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
- Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/NLĐ/tháng:
+ Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học.
+ Trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ.
+ Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại khoản này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chi trả.
- Thời gian hỗ trợ: Tối đa 06 tháng.
- Phương thức chi trả: Chi trả trực tiếp cho NSDLĐ
- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu số 03 (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg);
- Văn bản của NSDLĐ về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ;
- Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ theo quy định;
- Xác nhận của cơ quan BHXH về việc NSDLĐ đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ tham gia đào tạo.
Bước 1: NSDLĐ có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ gửi hồ sơ đề nghị lên cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHXH xác nhận về việc đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan BHXH xác nhận trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của NSDLĐ.
Bước 2: NSDLĐ nộp hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính.
Bước 3: Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NSDLĐ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04a ( mẫu ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg). Quyết định hỗ trợ gửi bản giấy và bản điện tử theo quy định đến: Cơ quan BHXH cấp tỉnh để thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ NSDLĐ để thực hiện, cơ sở thực hiện việc đào tạo. Trường hợp không hỗ trợ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan BHXH cấp tỉnh chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho NSDLĐ.
Bước 5: Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, NSDLĐ thực hiện việc chuyển kinh phí cho cơ sở thực hiện việc đào tạo theo phương án đã được phê duyệt.
Bước 6: Trong 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc đào tạo, NSDLĐ phải hoàn thành việc thanh quyết toán kinh phí với cơ sở thực hiện việc đào tạo theo thực tế và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện của NSDLĐ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định thu hồi kinh phí đào tạo còn dư (nếu có) gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh và NSDLĐ để thực hiện hoàn trả kinh phí về Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 04b (mẫu ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg)
Các bước kê khai hồ sơ điện tử trên Phần mềm eBHXH:
- Bước 1: Sau khi đăng nhập vào phần mềm EFY-eBHXH, người dùng chọn menu Kê khai.
Để kê khai hồ sơ mới, đơn vị chọn chức năng Lập tờ khai.
Trường hợp đã ghi tạm hồ sơ kê khai trước đó, đơn vị chọn Sửa để thực hiện hiện kê khai tiếp.
Bước 2: Chọn thủ tục Hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ (mã thủ tục 600f)
Bên danh sách NLĐ của đơn vị tích chọn NLĐ cần kê khai:
- Chọn kê khai hồ sơ để tên NLĐ nhảy sang màn hình kê khai D01-TS
- Nhập đầy đủ các thông tin ô báo đỏ
- Chọn tài liệu kèm theo để đính kèm file vào (lưu ý: chỉ hỗ trợ định dạng pdf, ảnh)
Bước 3: Ấn Xuất tờ khai để Nộp tờ khai như bình thường
Trên đây là các quy định về hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính Phủ. Để được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6142 (miền Bắc) hoặc 1900.6139 (miền Nam).
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
HaTT