Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Dùng căn cước gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT

Dùng căn cước gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT

Bộ Y tế đã ra Công văn số 931/BYT-BH ngày 28/2/2022 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành về việc khám chữa bệnh BHYT sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi mang lại nhiều tiện ích, nếu được triển khai đồng bộ dữ liệu thông tin BHYT, người bệnh sẽ không cần phải mang nhiều giấy tờ, thủ tục.

Dùng căn cước gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT

Dùng căn cước gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT

Ngày 28/2, Bộ Y tế cho biết việc khám chữa bệnh (KCB) cho người có CCCD gắn chip đã được tích hợp mã thẻ BHYT hoặc thong qua ứng dụng VNEID - ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an (chỉ áp dụng với người đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp). Do đó, để sử dụng thẻ CCCD gắn chip hoặc ứng dụng VNEID để thay thế cho thẻ BHYT khi thực hiện KCB.

Để thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khi đi KCB BHYT, tại Công văn số 931/BYT-BH Bộ Y tế đã hướng dẫn triển khai thí điểm KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp. Công văn đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức KCB cho người bệnh có CCCD gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, cụ thể cần lưu ý các dung như sau:

1. Cơ sở KCB thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi KCB BHYT bằng CCCD có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).

2. Đối với người bệnh đã được cấp CCCD có gắn chíp thì có 2 trường hợp xảy ra:

- Với người bệnh đã được cấp CCCD gắn chip, bệnh viện kiểm tra CCCD bằng cách quét mã QR Code hoặc qua ứng dụng VNEID. Nếu cơ sở y tế kiểm tra thấy thông tin hợp lệ, xác nhận người bệnh có tham gia BHYT thì đối chiếu thông tin của người bệnh và đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh BHYT hiện hành. Cơ sở y tế đồng thời phải thông tin cho bệnh nhân biết trong lần đi khám tiếp theo.

- Trường hợp kiểm tra thông tin và thấy không hợp lệ, cơ sở y tế cần giải thích rõ cho người bệnh biết tình trạng của thẻ BHYT trên CCCD chưa thể thực hiện được. Việc khám chữa bệnh BHYT với những trường hợp này diễn ra bình thường bằng cách sử dụng thẻ BHYT giấy hoặc thẻ BHYT trên ứng dụng VssID cùng với giấy tờ tùy thân

Lưu ý: Trường hợp người bệnh đã KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp, ứng dụng VNEID thì từ lần KCB sau chỉ cần xuất trình CCCD gắn chíp hoặc ứng dụng VNEID. Điều này rất thuận tiện, có thể đơn giản thủ tục hành chính tối đa khi thực hiện KCB trong trường hợp đột xuất KCB hoặc xảy ra rủi ro. Trong thời gian đầu bệnh nhân cần lưu ý mang theo thẻ BHYT giấy hoặc điện thoại thông minh có tích hợp ứng dụng VssID kèm giấy tờ tùy thân có ảnh phòng trường hợp dữ liệu thẻ BHYT chưa được đồng bộ.

3. Đối với người bệnh chưa được cấp CCCD có gắn chíp: Các cơ sở KCB thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình KCB BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh). Trường hợp không có thẻ BHYT giấy bệnh nhân có thể xuất trình hình ảnh thẻ BHYT qua ứng dụng VssID.

Dùng căn cước gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT

Bộ Y tế sẽ sớm có hướng dẫn sử dụng thẻ CCCD và ứng dụng VNEID để các cơ sở KCB toàn quốc

Bộ Y tế cùng BHXH Việt Nam, Bộ Công an sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật khi ứng dụng khám BHYT sử dụng thẻ CCCD và ứng dụng VNEID để các cơ sở KCB toàn quốc thực hiện. Với việc thí điểm hình thức này, người dân cả nước có thể đi khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chip, thẻ BHYT giấy hoặc dùng ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.

Từ 25/2, Bộ Công an cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân cả nước thông qua nghiệp vụ cấp, đổi, cấp lại CCCD. Tài khoản này gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân) và mật khẩu đã được Bộ Công an cung cấp, xác thực qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tài khoản này do ngành công an quản lý và xác thực.

Người dân có nhu cầu cấp tài khoản định danh điện tử sẽ đăng ký với cán bộ công an cấp huyện (cán bộ tiếp nhận giấy tờ làm CCCD gắn chíp) với thông tin như số điện thoại, email. Trường hợp muốn đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNEID các giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, BHXH, BHYT... cần mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.

Dùng căn cước gắn chip trong khám chữa bệnh BHYT

Có thể sử dụng CCCD gắn chip thay cho thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh

Với việc sử dụng thẻ CCCD có gắn chip thay thế thẻ BHYT bằng giấy mà ngành y tế đã triển khai thời gian qua, các cơ sở KCB và người bệnh cùng kỳ vọng sẽ mở đầu cho lộ trình thay thế dần các thủ tục giấy tờ cá nhân gây tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức...

Có thể thấy việc sử dụng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT cho người dân đem đến nhiều lợi ích đối với cả cơ quan quản lý, các cơ sở y tế và cả người dân. Cơ sở y tế cũng như người bệnh giảm thời gian làm thủ tục đăng ký KCB, bên cạnh đó tránh tình trạng sử dụng thẻ BHYT của người khác, thất thoát thẻ BHYT của người bệnh. Ngoài ra cơ quan quản lý tiết kiệm được chi phí cấp phát thẻ, quản lý thẻ BHYT, chống lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT.

Hiện tại, việc sử dụng thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip đang được triển khai tại nhiều tỉnh/thành phố, bước đầu đã thu được nhiều kết quả tốt. Để có thể triển khai rộng rãi KCB BHYT bằng CCCD trên toàn quốc vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) bằng CMND/CCCD, SĐT hoặc ứng dụng VssID

Khám, mổ dịch vụ theo yêu cầu có được thanh toán bảo hiểm y tế không?

Thời hạn đủ 5 năm liên tục bhyt có ý nghĩa gì? Quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục

EFY Việt Nam

Tin tức liên quan
Đang tải...