Doanh nghiệp nợ đóng BHXH là gì? Công ty nợ tiền BHXH có chốt được sổ không?
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nợ đóng BHXH vì những lý do khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp hưởng quyền lợi hưởng chế độ BHXH của NLĐ. Công ty nợ tiền BHXH có chốt sổ được không? Mức xử phạt doanh nghiệp chậm đóng BHXH như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của eBHXH nhé.
Doanh nghiệp nợ đóng BHXH là gì?
Doanh nghiệp nợ đóng BHXH là trường hợp doanh nghiệp không đóng đủ hoặc chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp có thể chọn các phương thức đóng BHXH là đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng 1 lần. Tùy vào từng phương thức đóng mà doanh nghiệp sẽ phải đóng tiền vào quỹ BHXH chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng hoặc kỳ đóng. Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội so với thời hạn trên thì sẽ vi phạm về thời gian đóng BHXH tại khoản 3 Điều 17 Luật BHXH năm 2014.
Mức xử phạt doanh nghiệp chậm đóng BHXH
Số tiền lãi tính trên số điền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
- Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc
- Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
- Tính lãi vào ngày đầu hàng tháng.
Ngoài ra, tại khoản 9 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi doanh nghiệm chậm đóng BHXH như sau:
- Buộc người sử dụng lao động phải đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc cho cơ quan BHXH;
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi suất bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH.
Nếu không thực hiện, thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc NHà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH Việt Nam.
Lưu ý: Mức xử phạt trên dành cho cá nhân vi phạm, còn đối với các tổ chức, đơn vị thì mức phạt sẽ gấp 02 lần đối với cá nhân.
Cách tính lãi xuất xử phạt công ty chậm đóng BHXH
Công thức tính tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc:
Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)
Trong đó:
- Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
- Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau: Pcdi = Plki – Spsi
- Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).
- Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i. Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.
- k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.
- Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm chậm đóng BHXH sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên mức phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng (Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020).
Công ty nợ đóng BHXH thì NLĐ có chốt được sổ BHXH không?
Nếu công ty nợ đóng BHXH thì NLĐ thực hiện chốt sổ BHXH như sau:
- Trường hợp 1: Công ty đang trong quá trình phá sản, giải thể thì cơ quan BHXH sẽ xác nhận sổ cho NLĐ đến thời điểm công ty đã đóng BHXH. Sau khi thu hồi được tiền nợ, cơ quan BHXH sẽ xác nhận bổ sung thêm thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người lao động.
- Trường hợp 2: Nếu công ty không phá sản, giải thể thì công ty có trách nhiệm đóng đủ tiền BHXH cho NLĐ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng. Nếu công ty không thực hiện thì NLĐ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện với cơ quan có thẩm quyền.
NLĐ có thể kiểm tra sổ BHXH để biết công tý có chậm đóng BHXH hay không
Để biết người sử dụng lao động có chậm đóng BHXH hay không, NLĐ có thể kiểm tra sổ BHXH của mình bằng các cách dưới đây:
- Cách 1: xem trên tờ rời cuối cùng của sổ BHXH, nếu có dòng “Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm” nếu đúng với thời gian bạn đóng BHXH thì có nghĩa là sổ đã được chốt.
- Cách 2: Tra cứu trên website của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại mục “Tra cứu trực tuyến”. Chọn “Quá trình tham gia BHXH”, Nhập mã số BHXH, CCCD, số điện thoại để tra cứu quá trình tham gia đóng BHXH của mình.
- Cách 3: Đăng nhập ứng dụng VssID, Sau đó chọn “Quá trình tham gia” để kiểm tra tổng thời gian tham gia BHXH và tổng thời gian chậm đóng (nếu công ty chậm đóng BHXH).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính."
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
"Thời hiện xử phạt vi pham hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp theo quy định."
Như vậy, theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vì chậm đóng BHXH cho người lao động đối với cả cá nhân và tổ chức là 01 năm.
Trên đây là giải đáp thắc mắc doanh nghiệp nợ đóng BHXH có chốt chốt sổ được không? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: