Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

An sinh xã hội là gì? Những điều cần biết về chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là gì? Những điều cần biết về chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi quốc gia. Hiểu rõ về chính sách an sinh xã hội sẽ giúp bạn đảm bảo được những quyền lợi và nghĩa vụ trong các dịch vụ bảo hiểm xã hội. Trong bài viết hôm nay cùng EFY-eBHXH tìm hiểu an sinh xã hội là gì? Và những điều cần biết về chính sách an sinh xã hội.

1. Khái niệm an sinh xã hội

an-sinh-xa-hoi

Khái niệm an sinh xã hội

1.1. An sinh xã hội là gì?

Không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm an sinh xã hội và các chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về an sinh xã hội sẽ giúp bạn tránh được những hiểu lầm liên quan đến các chế độ, chính sách được hưởng với một số trường hợp.

Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, an sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội. An sinh xã hội là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình hay cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập vì lý do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm.

1.2. Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội

Các dịch vụ an sinh xã hội thường có thể chỉ các dịch vụ sau:

+ Bảo hiểm xã hội: Là dịch vụ mà người dân được nhận những lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Người dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan địa phương hoặc doanh nghiệp, tổ chức làm việc

+ Các dịch vụ được cung cấp bởi Chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm như bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ tài chính khi bệnh tật, nghỉ hưu, chế độ thai sản,...

+ Một số chương trình bảo hiểm cụ thể như hỗ trợ nhu yếu phẩm cho những người tị nạn, những người gặp hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai địch hạn,...

2. Đối tượng của an sinh xã hội

an-sinh-xa-hoi (1)

Đối tượng của an sinh xã hội

An sinh xã hội là chế độ của mọi quốc gia đối với mọi công dân trong đất nước. Đối tượng hưởng an sinh xã hội rất lớn liên quan đến quyền được đảm bảo an sinh xã hội của mọi công dân. An sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập, đời sống của mọi người dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro” hoặc “biến cố xã hội”.

Cách thức hoạt động của an sinh xã hội tập trung vào các biện pháp công cộng nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên của quốc gia và hướng tới sự hưng thịnh, hạnh phúc cho mọi người - mọi nhà. Đảm bảo an sinh xã hội đã trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước được đề cập tại Đại hội XI của Đảng và Nhà nước.

Việt Nam hướng tới mục tiêu cao nhất là việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đối tượng được chú trọng đặc biệt của an sinh xã hội là người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa…

3. Chức năng của an sinh xã hội

an-sinh-xa-hoi (2)

Chức năng của an sinh xã hội

Bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu với mọi người dân. Đây là chức năng cơ bản nhất của an sinh xã hội. An sinh xã hội đảm bảo mức thu nhập tối thiểu đối với những người thất nghiệp, bệnh tật, thai sản,... Mọi công dân có thể tham gia các dịch vụ an sinh xã hội tại các cơ quan có thẩm quyền hoặc tại các tổ chức, doanh nghiệp.

Chủ động nâng cao năng lực quản lý rủi ro. An sinh xã hội giúp người dân chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và các biến động của môi trường tự nhiên.

Phân phối thu nhập tối thiểu. Các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ xã hội thường xuyên hay đột xuất cho nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương.

Thúc đẩy việc làm bền vững, phát triển thị trường lao động. An sinh xã hội nhằm thúc đẩy việc làm thông qua hỗ trợ đào tạo nghề (đặc biệt với người nghèo, nông thôn,..), phát triển thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu việc làm, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi và chuyển đổi việc làm cho những lao động mất đất, di cư,...

Hỗ trợ vượt qua khủng hoảng. Các nước phát triển ngày càng chú trọng an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người yếu thế, người nghèo trong các bối cảnh khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng bởi dịch bệnh và thiên tai.

4. Chính sách an sinh xã hội gồm những gì?

an-sinh-xa-hoi (3)

Chính sách an sinh xã hội gồm những gì

Chính sách an sinh xã hội được hiểu là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro. Chính sách an sinh xã hội bao gồm 3 phần tương ứng với 3 chức năng chính:

Thứ nhất, chính sách phòng ngừa rủi ro. Chính sách này hướng tới việc can thiệp và bao phủ mọi thành viên trong xã hội giúp người dân có được việc làm, thu nhập và năng lực vật chất cần thiết để đối phó với những rủi ro trong trường hợp xảy ra. Trong chính sách này tập trung chủ yếu các chương trình về thị trường lao động như đào tạo nghề, hỗ trợ tìm việc, tạo việc làm và nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Thứ hai, chính sách giảm thiểu rủi ro. Chính sách này gồm các chương trình giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra rủi ro với người dân. Chương trình được tập trung trong chính sách này chủ yếu là các dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,...

Thứ ba, chính sách khắc phục rủi ro. Đây là chính sách gồm các chương trình cứu trợ, hỗ trợ xã hội thường xuyên và đột xuất. Chính sách này đảm bảo an toàn cho người dân khi xảy ra rủi ro và không tự khắc phục được.

5. Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và chính sách xã hội

an-sinh-xa-hoi (4)

Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và chính sách xã hội

Bản chất của an sinh xã hội là tạo ra “lưới an toàn” bao gồm các tầng đảm bảo cho mọi người dân trong xã hội khi gặp phải rủi ro. Chính sách an sinh xã hội là hiểu hiện cụ thể của an sinh xã hội với các chính sách, chương trình được Nhà nước xây dựng nhằm đảm bảo an toàn thu nhập và cuộc sống của người dân.

Ở Việt Nam, hệ thống cấu trúc của an sinh xã hội gồm 5 trụ cột là các chính sách: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Cứu trợ xã hội và Trợ giúp, ưu đãi xã hội. Về bản chất, 5 trụ cột - chính sách này nhằm đảm bảo 3 chức năng chính được nêu trên của chính sách an sinh xã hội.

So với các mô hình an sinh xã hội trên thế giới, Việt Nam có phần đặc biệt hơn với chính sách ưu đãi xã hội. Chính sách này tập trung thực hiện các mục tiêu cao cả như đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và những cống hiến to lớn của người có công với cách mạng, đất nước. Những người thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của Nhà nước, xã hội, đảm bảo những người có công khắc phục phần nào những “nỗi đau” có cuộc sống ổn định.

Trên đây là những thông tin liên quan đến an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội. Bạn đọc cần quan tâm để đảm bảo quyền lợi được hưởng trong trường hợp xảy ra rủi ro và chủ động có kế hoạch đảm bảo thu nhập.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142  Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Xem thêm: Việc Rà Sát Cấp Mã Số Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH)

Tìm hiểu: Hồ Sơ - Chế Độ Thai Sản Cho Lao Động Nữ Khi Sinh Con, Nhận Nuôi Con

Hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH lần đầu dành cho Doanh nghiệp và Người lao động

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...