Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

[Cập nhật] Mẫu báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm của cơ sở lao động mới nhất 2025

[Cập nhật] Mẫu báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm của cơ sở lao động mới nhất 2025

Vào định kỳ 6 tháng đầu năm, cơ sở lao động - công ty, doanh nghiệp phải lập mẫu báo cáo y tế lao động theo mẫu mới nhất. Không ít người kế toán, hành chính nhân sự,... không biết về mẫu và thời hạn nộp loại báo cáo này. Trong bài viết dưới đây, cùng eBHXH tìm hiểu chi tiết về mẫu báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm nhé.

1. Mẫu báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm mới nhất

Mẫu báo cáo y tế lao động mới nhất

Mẫu báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm của cơ sở lao động hiện nay được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT.

>>> Tải mẫu báo cáo y tế lao động tại đây.

2. Thời hạn nộp báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm 

Thời hạn nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về thời hạn nộp báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm của cơ sở lao động như sau:

1. Đơn vị và nội dung báo cáo:

a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).

2. Đơn vị nhận báo cáo:

a) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;

b) Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.

3. Thời gian gửi báo cáo:

a) Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;

b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.”

Như vậy, thời hạn để gửi báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm của cơ sở lao động như sau:

- Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm.

- Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Như vậy, thời hạn gửi báo cáo y tế lao động định kỳ 06 tháng đầu năm của cơ sở lao động là trước ngày 5/7 hàng năm.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác y tế lao động 

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác y tế tại cơ sở lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-BYT về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác y tế lao động như sau:

“(1) Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.

(2) Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

(3) Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc.

(4) Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.”

4. Việc quản lý sức khỏe người lao động phải đáp ứng yêu cầu gì?

Việc quản lý sức khỏe người lao động phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT, những yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động đối với công ty, doanh nghiệp như sau:

Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm NLĐ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động;

Đồng thời, việc bố trí, sắp xếp vị trí làm việc phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

- Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc.

Trường hợp công ty phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về mẫu báo cáo y tế lao động định kỳ 6 tháng đầu năm của cơ sở lao động mới nhất 2025. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp kế toán, hành chính nhân sự thực hiện đúng trách nhiệm đối với việc quản lý sức khỏe y tế và nộp báo cáo đúng thời hạn theo quy định.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH lần đầu dành cho doanh nghiệp và người lao động

Lương gross là gì? Phân biệt lương gross và lương net

Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật BHXH năm 2014

ThuongNTH

Tin tức liên quan
Đang tải...