Hướng dẫn cách xin cấp lại thẻ BHYT online và trực tiếp tại cơ quan
Hiện nay, người tham gia BHYT khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế có thể thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT hợp lệ gửi đến cơ quan BHXH qua hình thức online và trực tiếp. Trong bài viết dưới đây, cùng eBHXH tìm hiểu về cách xin cấp lại thẻ BHYT online và trực tiếp tại cơ quan nhé.
Thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT trực tiếp tại cơ quan
Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do cơ quan BHXH Việt Nam ban hành (Mẫu TK1-TS);
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu 04 Phụ lục ban hành kèm theo tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT trực tiếp tại cơ quan gồm các bước:
Bước 1: Người tham gia BHYT đến cơ quan BHXH cấp tỉnh, huyển để:
- Điền và nộp tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS) cho bộ phận một cửa của cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
- Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu 04 Phụ lục ban hành kèm theo tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Bước 2: Tại cơ quan BHXH
Cán bộ tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH sẽ:
- Kiểm tra và tiếp nhận mẫu đơn TK1-TS;
- Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ, hẹn trả kết quả làm lại thẻ BHYT và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ BHYT).
Bước 3: Hoàn thành thủ tục làm lại thẻ BHYT trực tiếp
Hướng dẫn thủ tục làm lại thẻ BHYT online
Khi tham gia làm mất thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị hư hỏng thì có thể xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID. Thủ tục làm lại thẻ BHYT qua VssID như sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID bằng mã số BHXH và nhập mật khẩu
Bước 2: Chọn Menu -> “Dịch vụ công”
Bước 3: Chọn vào “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất”
Bước 4: Chọn địa chỉ nhận kết quả thẻ BHYT
- Nếu chọn trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” thì người tham gia BHYT phải tự đến cơ quan BHXH đăng ký để nhận thẻ BHYT;
- Nếu chọn nhận kết quả qua dịch vụ Bưu chính thì chỉ cần nhập địa chỉ trả kết quả như hệ thống hướng dẫn.
Bước 5: Chọn “Gửi”
Bước 6: Nhập mã OTP được gửi về email cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH và bấm “Xác nhận”
Bước 7: Hoàn tất thủ tục xin cấp lại thẻ BHYT qua ứng dụng VssID.
Theo Công văn 10928/VPCP-KSTT ngày 19/11/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan để nâng cấp hệ thống giao dịch.
Hiện nay, người tham gia BHYT có thể thực hiện thủ tục làm lại thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng dịch vụ công theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập địa chỉ Cổng dịch vụ công tại: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Đăng ký tài khoản tại Cổng dịch vụ công (Nếu đã có tài khoản thì tiến hành đăng nhập)
Bước 3: Đăng ký cấp lại thẻ BHYT do hư hỏng, mất
Tại ô tìm kiếm, nhập từ khóa “Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT”
Bước 4: Tại danh mục gợi ý, chọn “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất” và nhấn “Nộp trực tuyến”
Lúc này, màn hình sẽ chuyển sang Cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành BHXH. Người dùng tiếp tục nhập “Mã số BHXH” và “Mã kiểm tra”, chọn “Tra cứu” và nhập các thông tin còn thiếu.
Trong mục lựa chọn địa chỉ nhận hồ sơ, người dùng có thể chọn trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” hoặc nhận qua “Dịch vụ Bưu chính”:
- Nếu chọn trả kết quả tại “Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả” thì bạn sẽ phải đến trực tiếp cơ quan BHXH đăng ký để nhận lại thẻ BHYT mới;
- Nếu chọn trả kết quả qua “Dịch vụ Bưu chính” thì bạn chỉ cần nhập địa chỉ và nhận kết quả ngay tại nhà.
Bước 5: Xác nhận để hoàn tất thủ tục làm lại thẻ BHYT
Nhập “Mã kiểm tra” và chọn mục “Xác nhận”. Lúc này, hệ thống sẽ gửi thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả làm lại thẻ BHYT tới tin nhắn SMS (số điện thoại đã đăng ký).
Thời gian làm lại thẻ BHYT
Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, thời gian cấp lại thẻ BHYT như sau:
“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức BHYT phải cấp lại thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ cấp thẻ, người tham gia vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 30 Quy trình ban hành kèm theo tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH, quy định về thời hạn cấp lại thẻ BHYT từ ngày 01/5/2017 như sau:
- Trường hợp không thay đổi thông tin: Cấp lại thẻ BHYT trong ngày khi nhận đủ hồ sơ;
- Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh: Cấp lại thẻ BHYT trong ngày khi nhận đủ hồ sơ;
- Trường hợp cấp lại thẻ BHYT do mất, hư hỏng mà không thay đổi thông tin sẽ rất nhanh chóng, đặc biệt là trường hợp đang điều trị bệnh để đảm bảo lợi ích cho người tham gia.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách xin cấp lại thẻ BHYT online và trực tiếp tại cơ quan. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ hồ sơ, thủ tục khi làm lại thẻ BHYT nhé.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: