Cách xác định thời gian tham gia BHYT liên tục 5 năm
Cách tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục thế nào? Đây là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn hiện nay. Hãy cùng EFY Việt Nam tìm hiểu cách tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục qua bài viết dưới đây.
Cách tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục
Trước khi tìm hiểu cách tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm này. Hiểu một cách đơn giản, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian 5 năm sử dụng, kéo dài liên tục ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước. Đây là một mốc thời gian quan trọng, giúp NLĐ xác định được nhiều quyền lợi của mình.
Để không bỏ lỡ các quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, người tham gia cần lưu ý cách tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục. Theo quy định hiện hành, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.
Riêng địa bàn Hà Nội hiện nay có quy định riêng về cách tính thời gian tham gia BHYT liên tục theo mục B Công văn 2777/BHXH như sau:
+ Trước ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian tham gia không gián đoạn (trừ các trường hợp hưởng quyền lợi thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo: ốm đau dài ngày,thai sản,…) .
Ví dụ: Ông An tham gia BHXH, BHYT liên tục từ tháng 2/2012. Đến tháng 1/2014 ông nghỉ là thủ tục chốt sổ BHXH làm chế độ hưởng trợ cấp BHTN tháng 2/2014 và hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 01/03/2014. Tháng 8/2014 ông tham gia BHXH, BHYT đến tháng 12/2016 .Thời gian tham gia BHYT liên tục tính từ 8/2014 là 29 tháng).
+ Từ ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục: gián đoạn không quá 03 tháng trong năm tài chính hoặc 02 năm tài chính không quá 3 tháng vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.
BHYT mẫu mới có một số thay đổi so với mẫu cũ
Ví dụ: Bà H tham gia BHXH, BHYT từ 1/2013 đến tháng 7/2015 bà nghỉ (trả thẻ BHYT) tháng 7.8.9/2015 đến tháng 10/2015 bà tham gia BHXH đến nay. Số tháng liên tục tính từ tháng 1/2013 – 12/2016 (là 48 tháng).
- Người lao động được cử đi học hoặc đi công tác tại nước ngoài, được tính thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi.
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT được tính tham gia liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động ở nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT.
- Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo nhóm khác thì được tính là thời gian tham gia BHYT nhưng không được hưởng quyền lợi về BHYT nếu đi KCB.
Ví dụ: Chị H tham gia BHYT liên tục từ ngày 01/01/2012, đến ngày 01/05/2016 chị chấm dứt HDLĐ. Chị H nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày 31/07/2016 (trong thời hạn 3 tháng), cơ quan có thẩm quyền giải quyết ban hành quyết định hưởng trong vòng 20 ngày, BHXH nhận quyết định ngày 24 và thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp ngày 01/09/2016. Thời gian tham gia BHYT liên tục tính từ 01/01/2012 đến 31/08/2016 là 56 tháng).
- Trường hợp giá trị thẻ BHYT bị gián đoạn do đơn vị nợ tiền:
+ Đơn vị đã thực hiện đóng đầy đủ tiền BHYT, được xác nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.
+ Nếu đơn vị chưa đóng đủ tiền BHYT, chỉ tính thời gian tham gia theo kết quả đóng BHYT của đơn vị.
Trên đây là cách tính BHYT 5 năm liên tục. Tham gia BHYT sẽ đem tới rất nhiều quyền lợi, giúp người bệnh giảm chi phí khi khám chữa bệnh. Vì thế, người tham gia cần lưu ý cách tính để không bỏ lỡ các quyền lợi chính đáng khi trong quá trình tham gia BHYT.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: