Bảng kê hồ sơ theo Quyết định 959/BHXHVN
1. Mục đích: Tổng hợp hồ sơ, giấy tờ của đơn vị, người tham gia làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN; cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT gửi kèm Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS) hoặc Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
2. Trách nhiệm lập: Đơn vị sử dụng lao động
3. Thời gian lập: Chỉ làm bảng kê hồ sơ khi có phát sinh truy thu.
Khái niệm truy thu: Truy thu các trường hợp BHXH, BHYT, BHTN chưa đúng quy định, đóng bổ sung do kê khai thiếu; điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các tháng trước đó
4. Phương pháp lập:
* Chỉ tiêu hàng ngang:
- Chỉ tiêu (1): ghi nội dung lập bảng kê (ví dụ: hồ sơ làm căn cứ truy thu BHXH, BHYT, BHTN hoặc hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN).
- Chỉ tiêu (2): ghi bảng kê nộp kèm theo [ví dụ: kèm theo danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS) hoặc kèm theo tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)].
* Chỉ tiêu theo cột:
- Cột 1: ghi số thứ tự.
- Cột 2: ghi họ tên người tham gia điều chỉnh.
- Cột 3: ghi số định danh của người tham gia điều chỉnh.
- Cột 4: ghi tên, loại văn bản (Quyết định, HĐLĐ, Bảng lương, Giấy xác nhận nghỉ ốm, Giấy khai sinh...).
- Cột 5: ghi số hiệu văn bản (99/QĐ-UBND, 88/LĐTBXH-NCC ...).
- Cột 6: ghi ngày ban hành văn bản.
- Cột 7: ghi cơ quan ban hành văn bản (UBND huyện, tỉnh hoặc Sở, ngành ...; Công ty cổ phần A ...).
- Cột 8: ghi nội dung trích yếu văn bản (V/v tuyển dụng, điều động, tăng lương; xác nhận người có công với cách mạng ...).
* Lưu ý: Trường hợp người tham gia không có giấy tờ nêu tại Phụ lục 02, 03 mà có giấy tờ khác chứng minh thì đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết, không ghi vào bảng kê này.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH: