Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Tranh chấp lao động là gì? Nguyên tắc để xử lý tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là gì? Nguyên tắc để xử lý tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động không còn quá xa lạ trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vậy tranh chấp lao động là gì? Nguyên tắc để xử lý tranh chấp lao động ra sao? Tham khảo bài viết dưới đây của eBHXH để có thêm thông tin hữu ích nhé.

1. Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là những tranh chấp liên quan đến quyền lợi, lợi ích của người lao động trong mối quan hệ giữa những người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động thường phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện hay chấm dứt hợp đồng lao động, nội quy của công ty.

Tranh chấp lao động được phân chia thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể:

- Tranh chấp lao động cá nhân xảy ra giữa một người lao động hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi phát sinh tranh chấp giữa họ.

- Tranh chấp lao động tập thể xảy ra giữa một hoặc hoặc nhiều tổ chức đại điện của người lao động với người sử dụng lao động hoặc có thể giữa các tổ chức lao động với nhau về quyền lợi phát sinh tranh chấp giữa họ.

Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa:

- Người lao động với người sử dụng lao động

- Người lao động với tổ chức đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài

- Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

2. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động là ai?

 

Ai là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

Căn cứ theo điều 181 của bộ luật lao động năm 2019 thì người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động hợp tác chặt chẽ với tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Bộ lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm tổ chức tập huấn và nâng cao chuyên môn về hòa giải lao động cũng như làm trọng tài viên để quá trình giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả và nhanh chóng.

- Cơ quan chuyên môn về lao động thuộc ủy ban nhân dân tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.

Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ đến hòa giải viên lao động nếu yêu cầu hòa giải hoặc chuyển đến hội đồng trọng tài nếu yêu cầu giải quyết bằng trọng tài hoặc hướng dẫn gửi đến tòa án nếu cần thiết.

3. Xử lý tình huống tranh chấp lao động

Hướng dẫn xử lý các tình huống tranh chấp lao động

Khi xảy ra tranh chấp lao động, các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc và phương thức quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể như sau:

3.1 Nguyên tắc xử lý tình huống tranh chấp lao động

Căn cứ theo điều 180 của bộ luật lao động năm 2019, nguyên tắc xử lý tình huống tranh chấp lao động như sau:

- Nguyên tắc công khai, công bằng, khách quan, kịp thời, đúng quy định pháp luật

- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng thỏa thuận giữa các bên

- Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp

- Bên trung gian tham gia giải quyết tranh chấp theo yêu cầu phải được sự đồng ý giữa các bên tranh chấp.

3.2 Phương thức giải quyết tranh chấp

Dưới đây là một số phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà bạn có thể lựa chọn sử dụng:

- Phương thức thương lượng trực tiếp giữa các bên để tìm ra giải pháp hài hòa giữa các bên.

- Phương thức hòa giải: Các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của hòa giải viên lao động, người có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực lao động do cơ quan chuyên môn về lao động chỉ định.

- Phương thức trọng tài lao động: Các bên tự thỏa thuận chọn hồi đồng trọng tài lao động được thành lập theo quy định của pháp luật. Quyết định của hội đồng trọng tài có hiệu lực thi hành như bản án của tòa án nhân dân.

- Phương thức kiện tụng tài tòa án nhân dân: Trong trường hợp các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thì có thể đưa lên tòa án nhân dân để kiện tụng. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp lao động cao nhất, có thẩm quyền xét xử các tranh chấp lao động theo quy định của Pháp luật.

Tóm lại các bên giải quyết tranh chấp có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động sao cho phù hợp, tùy thuộc vào quy mô và mức độ nghiêm trọng của tranh chấp nhưng cần đảm bảo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

*Lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tranh chấp lao động để từ đó có thể tự giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.

- Tạo điều kiện thuận lợi để cho các bên tự giải quyết tranh chấp.

- Nâng cao năng lực của cơ quan giải quyết tranh chấp

Như vậy, thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tranh chấp lao động là gì? Những quy định về phương thức giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms. Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Người lao động nghỉ ngang có được chốt sổ bảo hiểm không?

Có mấy hình thức kỷ luật lao động? Xử lý kỷ luật lao động được quy định thế nào?


Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

HopLTT

Tin tức liên quan
Đang tải...