Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động có được không? Xử lý như thế nào?

Mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động có được không? Xử lý như thế nào?

Hiện nay, phát hiện nhiều trường hợp mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH. Hành vi này gây ảnh hưởng đến thông tin nguồn lao động và nhiều yếu tố khác. Bài viết dưới đây của eBHXH quy định chi tiết về xử lý hành vi mượn hồ sơ ký kết hợp đồng lao động nói trên.

1. Quy định về việc xử lý hành vi mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động

Mượn hồ sơ người khác để giao kết hợp đồng lao động là vi phạm pháp luật

Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương Binh Xã hội ban hành ngày 31/5/2022 hướng dẫn về việc vi phạm mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH:

- Vi phạm nguyên tắc trung thực theo khoản 1 điều 15 của Bộ luật lao động

- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động

Nếu mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động thì thuộc trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ (theo khoản 1 điều 49 của Bộ luật lao động 2019).

Người có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu được quy định như sau:

  • Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động bị vô hiệu
  • Xử lý hành vi mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động theo quy định Khoản 2, Điều 51 của Bộ luật Lao động: Quyền và nghĩa vụ của NLĐ được giải quyết theo quy định của Pháp luật, nếu do ký sai thẩm quyền thì cả hai bên ký lại.
  • Xử lý theo Điều 10, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

- NLĐ và người sử dụng lao động thực hiện ký lại hợp đồng lao động

- Quyền và nghĩa vụ của NLĐ kể từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi được ký lại sẽ được thực hiện như sau:

+ Nếu quyền và lợi ích của NLĐ không thấp hơn quy định của Pháp luật thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu.

+ Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ của các bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung khác của HĐLĐ thì quyền và nghĩa vụ của NLĐ thực hiện theo khoản 2, điều 9 của NĐ này.

+ Thời gian NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu sẽ là thời gian làm việc của NLĐ cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật.

- Nếu trường hợp không ký lại HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu thì:

+ Thực hiện chấm dứt HĐLĐ

+ Quyền và nghĩa vụ của NLĐ kể từ khi bắt đầu làm việc bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt HĐLĐ theo khoản 2 điều này.

+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 8 của NĐ này.

Tóm lại việc mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động và tham gia đóng BHXH là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và bị xử lý theo quy định pháp luật. Hợp đồng lao động lúc này bị tuyến bố vô hiệu toàn bộ, NLĐ không được hưởng các quyền, lợi ích theo hợp đồng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho người sử dụng lao động hoặc người bị mượn hồ sơ.

2. Giải quyết bảo hiểm khi cho mượn hồ sơ để ký kết HĐLĐ và tham gia BHXH

Cho người khác mượn hồ sơ làm việc có thể gây ra nhiều rủi ro, bị lừa đảo

Mượn hồ sơ để ký kết HĐLĐ là trái với quy định của Pháp luật. Nếu bạn đã lỡ cho người khác mượn hồ sơ đi làm và tham gia BHXH thì cần thực hiện giải quyết theo các bước sau:

- Bước 1: Người mượn hồ sơ đến sở LĐTB&XH nơi làm việc để trình báo về việc mượn hồ sơ của người khác để tham gia ký kết BHXH. Người mượn hồ sơ sẽ bị lập biên bản và bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Bước 2: Người mượn hồ sơ hoặc đơn vị sẽ mang đến BHXH tỉnh kèm theo các hồ sơ dưới đây để làm thủ tục hiệu chỉnh hồ sơ BHXH và cấp lại sổ BHXH:

+ Tờ khai TK1-TS.

+ Giấy khai sinh/trích lục khai sinh, CMT/CCCD/Hộ chiếu.

+ Sơ yếu lý lịch khai lại

+ Bản xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian làm việc của NLĐ tại đơn vị

+ Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người cho mượn hồ sơ, có chứng thực của chính quyền địa phương.

+ Bản cam kết chịu trách nhiệm của người mượn hồ sơ có chứng thực của chính quyền địa phương.

- Bước 3: Người cho mượn hồ sơ phải viết Đơn đề nghị theo mẫu D01-TS tường trình rõ lý do cho người khác mượn hồ sơ, nhưng do không liên lạc được và cam kết không thừa nhận quá trình sổ BHXH mà người mượn hồ sơ đã tham gia BHXH.

- Bước 4: Nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ gộp sổ (304/…/SO).

Để tránh những rủi ro cũng như có thể bị xử phạt hành chính, mất quyền lợi BHXH, bị đòi nợ… thì tốt nhất bạn nên giữ hồ sơ của mình an toàn và không cho bất kỳ ai mượn.

Trên đây là quy định về xử lý hành vi mượn hồ sơ để giao kết hợp đồng lao động và tham gia đóng BHXH. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH lần đầu dành cho Doanh nghiệp và Người lao động

Xem thêm: Lương gross là gì? Phân biệt lương gross và lương net

Tìm hiểu: Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật BHXH năm 2014

HopLTT

Tin tức liên quan
Đang tải...