Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Trợ cấp thôi việc – cách tính và mức hưởng

Trợ cấp thôi việc – Cách tính và mức hưởng

Hiện nay, đa số người lao động khi thực hiện giao kết HĐLĐ và chấm dứt HĐLĐ vẫn còn chưa hiểu rõ về các quy định pháp luật. Nên có các trường hợp khi phát sinh nghỉ việc, chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) do những thiếu sót về kiến thức nên thường phát sinh nhiều tranh chấp, đặc biệt là nhiều NLD đang hiểu sai, nhầm lẫn giữa Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm của NLĐ. Nội dung bài viết này, EFY Việt Nam sẽ cùng phân tích cụ thể quy định, trách nhiệm, cách tính và mức hưởng Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm.

Căn cứ tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 và Điều 14, Điều 15 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dụng của Bộ Luật Lao động.

Căn cứ Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/12/2018

tro-cap-that-nghiep

I. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc

 Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho Người lao động (NLĐ) đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong các trường hợp sau:

- Hết hạn hợp đồng lao động;

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động;

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ Luật lao động;

Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc:

- Người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải

II. Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Tiền trợ cấp
thôi việc

=

½

X

Tiền lương để tính
trợ cấp thôi việc

X

Thời gian làm việc để
tính trợ cấp thôi việc

 Trong đó:

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc;

Lưu ý:

1. Cách xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

- Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo HĐLĐ;

- Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH ;

- Thời gian nghỉ hằng tuần,

- Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng những vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;

- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;

- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

2. Thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật;

- Thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của NLĐ một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

3. Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm

Thời gian tính hưởng

trợ cấp mất việc làm

=

Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị

-

Thời gian tham gia

BHTN

-

Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc

4. Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm

Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm: Tiền lương bình quân theo Hợp đồng lao động của NLĐ 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.

- Mức hưởng

Mức hưởng trợ cấp

mất việc làm

=

Thời gian tính hưởng

trợ cấp mất việc làm

x

Tiền lương tính hưởng

trợ cấp mất việc

Lưu ý:

- Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm nếu có tháng lẻ được tính như sau: từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành ½ năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm (Trích điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP)

- Mức trợ cấp mất việc làm được hưởng thấp nhất bằng 2 tháng tiền lương.

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn A được hưởng trợ cấp mất việc do Công ty B thực hiện cơ cấu lại tổ chức, không sắp sếp được công việc cho ông A, công ty cho ông thôi việc.

Mức bình quân tiền lương 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của ông A theo HĐLĐ là 10.000.000 đồng.

Tại Công ty B, Ông A có:

- Tổng thời gian làm việc là 10 năm 7 tháng;

- Thời gian tham gia BHTN là 8 năm;

- Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc là 1 năm.

Vậy:

- Thời gian được chi trả trợ cấp mất việc của ông A = 10 năm 7 tháng - 8 năm - 1 năm = 1 năm 7 tháng => thời gian được chi trả trợ cấp là 2 năm tính hưởng.

- Mức hưởng trợ cấp trợ cấp mất việc làm = 2 tháng  x 10.000.000đ = 20.000.000đ

Trên đây là chia sẻ của EFY Việt Nam về cách tính và mức hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với người lao động để giải đáp những vướng mắc liên quan đến vấn đề này.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM TẠI HÀ NỘI

Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Theo: EFY Việt Nam

Tin tức liên quan
Đang tải...