Miền Bắc: 1900 6142 | ebhxh@efy.com.vn
Miền Nam: 1900 6139 | mnebhxh@efy.com.vn

Quy định hợp đồng thử việc trong Bộ luật Lao động: Sửa đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi NLĐ

Quy định hợp đồng thử việc trong Bộ luật Lao động: Sửa đổi theo hướng đảm bảo quyền lợi NLĐ

Quy định mới về Hợp đồng thử việc

Nhiều trường hợp lạm dụng

Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, người SDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của 2 bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết việc làm thử, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 29, Bộ luật Lao động 2012. Nếu việc làm thử đạt yêu cầu thì người SDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ. Trong thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà 2 bên đã thoả thuận thì 2 bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng số lao động đang làm việc trong khu vực DN (thời điểm 31/12/2015) là 12,86 triệu người. Bình quân giai đoạn 2000-2015, mỗi năm khu vực DN thu hút tăng thêm 9,4% lao động mới. Như vậy, mỗi năm sẽ có khoảng 1,21 triệu NLĐ được tuyển dụng mới và thực hiện các bước trình tự liên quan tới HĐLĐ thử việc và HĐLĐ chính thức theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc áp dụng hợp đồng thử việc đã phát sinh những bất cập như: Các DN thực hiện không thống nhất việc đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian thử việc. Có DN ký HĐLĐ bao gồm các điều khoản quy định về thử việc và thực hiện đóng BHXH đối với cả thời gian thử việc. Có DN tách nội dung thử việc ra khỏi HĐLĐ và ký thành một hợp đồng thử việc riêng biệt. Có trường hợp DN không đóng BHXH cho NLĐ trong thời gian thử việc. Có DN thực hiện không đúng quy định về thời gian và tiền lương thử việc (khoảng 1/3 DN không tuân thủ quy định về thời gian thử việc). Tình trạng kéo dài thời gian thử việc, thử việc nhiều hơn 1 lần hay trả tiền lương thử việc thấp hơn quy định còn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trong nhóm DN xây dựng, dệt may, giày da. Việc kéo dài thời gian thử việc nhằm né tránh nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ.

Chính vì vậy, để hạn chế việc lạm dụng hợp đồng thử việc và tăng cường bảo đảm an sinh xã hội, Ban soạn thảo đề xuất sửa đổi theo 3 phương án: Giữ nguyên chính sách hiện tại, không quy định riêng về hợp đồng thử việc; các quy định về thử việc sẽ là một phần của HĐLĐ; bỏ hoàn toàn quy định về thử việc trong Bộ luật Lao động.

Hài hoà lợi ích DN, NLĐ và Nhà nước

Theo quy định hiện hành của Bộ luật Lao động, NLĐ ký hợp đồng thử việc sẽ nhận được tối thiểu 85% mức lương của công việc đó. Tuy nhiên, quỹ BHXH sẽ không thu được đáng kể nếu người SDLĐ và NLĐ không đóng BHXH, BHYT trong giai đoạn thử việc.

Với phương án đề xuất không quy định riêng về hợp đồng thử việc, các quy định về thử việc sẽ là một phần của HĐLĐ sẽ có tác động kinh tế đáng kể đối với người SDLĐ. Người SDLĐ sẽ phải đóng ngay các loại BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ mà chưa biết NLĐ này có đáp ứng được yêu cầu SDLĐ hay không. Còn đối với NLĐ thì HĐLĐ với các quy định thử việc giúp họ vẫn xác định được mức độ phù hợp với công việc và các điều kiện lao động ở môi trường lao động mới, nhưng lại được đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và được hưởng các chế độ phúc lợi khác áp dụng tại nơi làm việc. Đặc biệt, với phương án này, sẽ giúp quỹ BHXH thu được đầy đủ khoản phải đóng từ DN và NLĐ.

Phương án bỏ hoàn toàn quy định về thử việc trong Bộ luật Lao động cũng có tác động kinh tế tương tự đối với người SDLĐ, NLĐ và quỹ BHXH. Đặc biệt, phương án này sẽ đáp ứng được quy định tại Điều 2, Luật BHXH năm 2014 về đóng BHXH bắt buộc đối với NLĐ trên cơ sở HĐLĐ, đồng thời cũng tác động tích cực đến quyền hưởng an sinh xã hội của NLĐ.

Ngoài ra, nếu so sánh giữa 3 phương án trên thì phương án 1 (phương án hiện hành) đem lại hiệu quả về kinh tế cho người SDLĐ (chủ yếu là DN) nhất. Đồng thời, bảo đảm các quyền tự do giao kết hợp đồng của các bên theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và hỗ trợ cho công tác quản trị DN. Tuy nhiên, phương án này không bảo đảm quyền hưởng lợi từ an sinh xã hội bằng 2 phương án còn lại.

 

Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:   

- Miền Bắc: Hotline: 19006142 Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142Ms Dương 0914 975 209

- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900Ms. Thùy 0911 876 899

 

Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH

Báo BHXH

Tin tức liên quan
Đang tải...